UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
CÔNG TY TNHH MTV ĐTPT THUỶ LỢI SÔNG ĐÁY |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
 |
|
Số: /BC-CTSĐ |
Hà Nội, ngày tháng năm 2015. |
BÁO CÁO TÓM TẮT
Công tác chuẩn bị phòng, chống hạn và phục vụ tưới vụ Xuân 2016
Hệ thống công trình thuỷ lợi do Công ty TNHH MTV ĐTPT thuỷ lợi Sông Đáy quản lý, khai thác để phục vụ tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế của 6 quận, huyện chủ yếu: Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức; một phần quận Bắc Từ Liêm, huyện Phú Xuyên và huyện Thường Tín thuộc thành phố Hà Nội. Tổng diện tích lưu vực trên 60.000 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng 30.000ha. Vùng hệ thống phục vụ có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp sông Hồng, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp Công ty TNHH MTV ĐTPT thuỷ lợi Sông Nhuệ, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình.
Về hệ thống công trình phục vụ tưới hiện nay như sau:
1. Trạm bơm phục vụ tưới: Tổng số có 113 trạm bơm với 339 máy bơm các loại, tổng lưu lượng 439.460 m
3/h, tổng công suất động cơ 13.405 kw, trong đó:
+ 96 trạm bơm cố định với tổng số 284 máy bơm các loại, tổng lưu lượng 384.460m
3/h, tổng công suất động cơ 11.590 kw.
+ 17 trạm bơm dã chiến với tổng số 55 máy bơm các loại, tổng lưu lượng 55.000m
3/h, tổng công suất động cơ 1.815 kw.
2. Kênh tưới, tiêu: Tổng số có 524 tuyến với tổng chiều dài: 900,97km;
3. Cống: Tổng số có 6.204 cống.
4. Hồ chứa: Có 4 hồ chứa nước: Miễu, Văn Sơn, Đồng Sương (huyện Chương Mỹ), Quan Sơn (huyện Mỹ Đức), tổng dung tích 32 triệu m
3
Nhiều năm gần đây, tình hình hạn hán vụ Đông Xuân trên địa bàn Công ty TNHH Một thành viên ĐTPT thuỷ lợi Sông Đáy quản lý liên tiếp xảy ra, diễn biến ngày càng phức tạp. Để phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp vụ Xuân 2016, Công ty đã tích cực chuẩn bị và thực hiện các phương án, giải pháp phòng chống hạn, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.
I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC CHỐNG HẠN VỤ XUÂN 2015:
Vụ Xuân 2015 tổng diện tích đất canh tác trên toàn hệ thống Công ty ĐTPT thuỷ lợi Sông Đáy phục vụ là 30.248 ha (Kể cả Nuôi trồng thủy sản và Cây ăn quả, hoa, cây dược liệu … cả năm), riêng lúa: 24.462 ha.
Công tác phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2014- 2015 đã diễn ra trong điều kiện thời bất thường. Những tháng cuối năm 2014 thời tiết có mưa đáng kể, thuận lợi cho công tác tưới vụ Đông 2014. Sang tháng 1 và tháng 2 năm 2015 thời tiết có mưa nhỏ nên việc cấp nước tưới ải vụ Xuân 2015 cũng đỡ khó khăn hơn. Tháng 3 thời tiết đã có mưa, lượng mưa đáng kể và phân bố tương đối đều, nhưng sang tháng 4 thời điểm cây lúa đang trỗ bông, nhu cầu nước tưới cao nhưng lượng mưa nhỏ nên phải bơm tưới nhiều. Tổng lượng mưa bình quân vụ Xuân năm 2015 là 248,2 mm, bằng 75% so với vụ Xuân 2014 (Lượng mưa trung bình các tháng vụ Xuân 2015 toàn Công ty: Tháng 1: 31,7mm; Tháng 2: 19,3mm; Tháng 3: 68,2mm; Tháng 4: 17,7mm; Tháng 5: 113,1mm). Về nguồn nước, từ đầu vụ tưới ải, mực nước các hồ chứa nước như: Đồng Sương, Văn Sơn và Miễu (Chương Mỹ); Tuy Lai, Vĩnh An, Quan Sơn (Mỹ Đức) đều ở mức xấp xỉ thiết kế, việc cấp nước cho các diện tích phục vụ tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, nguồn nước trên các sông, suối hầu hết ở mức thấp và cạn kiệt giống như vụ Đông Xuân 2013- 2014. Việc cấp nước từ sông Nhuệ, sông Đáy và sông Tích gặp nhiều khó khăn. Đối với sông Hồng, được sự quan tâm phối hợp giữa các Bộ, Ngành, nguồn nước được bổ sung 3 đợt xả nước các hồ thuỷ điện [Đợt 1: Từ ngày 19/01 ¸ 23/01 (5 ngày); Đợt 2: Từ ngày 30/01 ¸ 05/02 (7 ngày); Đợt 3: Từ ngày 13/02 ¸ 16/02 (04 ngày)] nên việc cấp nước tưới ải vụ Xuân năm 2015 có thuận lợi hơn. Thời kỳ tưới dưỡng, sang tháng 4 lượng mưa nhỏ không đáng kể, hồ chứa nước Quan Sơn cạn kiệt, mực nước sông Nhuệ và sông Đáy xuống thấp, do vậy công tác tưới nhìn chung không thuận lợi.
1. Kết quả thực hiện kế hoạch tưới:
- Cấp nước làm đất gieo mạ: Từ ngày 15/12/2014 đến 10/02/2015;
- Cấp nước đổ ải: Từ ngày 15/12/2014 đến 28/02/2015;
- Cấy: Từ ngày 01/02/2015 đến 28/02/2015;
- Kết thúc tưới vụ Xuân: Ngày 31/5/2015;
2. Những việc đã làm được và những tồn tại, hạn chế:
2.1 Những việc đã làm được:
- Trạm bơm dã chiến Bá Giang được lắp đặt đưa vào vận hành từ năm 2010; tiếp tục phát huy hiệu quả trong việc bơm nước đổ ải, tưới dưỡng cho vụ Đông Xuân 2014-2015 cho trên 5.734 ha diện tích đất canh tác thuộc địa bàn các huyện Đan Phượng và Hoài Đức; ngoài ra còn tiếp nước hỗ trợ vùng ven Đáy cho trên 3.500 ha đất canh tác của quận Hà Đông, phía Bắc huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ;
- Trạm bơm tưới Cao Xuân Dương tiếp tục phát huy hiệu quả trong việc bơm nước đổ ải, tưới dưỡng cho 1.531 ha diện tích đất canh tác của huyện Thanh Oai, ngoài ra còn cấp nước hỗ trợ cho khoảng trên 2.000 ha thuộc vùng ven sông Nhuệ, vùng trung tâm, vùng phía Bắc của huyện Thanh Oai, bằng cách lắp đặt các trạm bơm cấp 2 (TBDC N9, Ước Lễ, Quế Sơn . . .). Trạm bơm tưới Cao Bộ đã hoàn thành đưa vào vận hành từ đầu năm 2011, chủ động bơm nước tưới cho 1.014 ha đất canh tác của các xã phía Bắc huyện Thanh Oai. Trạm bơm Nhân Hiền đã hoàn thành đưa vào vận hành từ đầu năm 2011 chủ động bơm nước tưới cho 782 ha đất canh tác của các xã phía Đông Nam huyện Thanh Oai.
- Thực hiện sớm việc tu sửa các công trình chống hạn, lắp đặt các trạm bơm dã chiến, nạo vét các cửa cống lấy nước, bể hút các trạm bơm, kênh cấp 1 và 2; tổ chức bơm nước sớm (từ 10/12/2014) để trữ vào các kênh tiêu, ao, đầm, ruộng trũng . . .
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra kịp thời giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện, tập trung tiếp nước vào Sông Đáy trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi để đảm bảo đủ nước cho các trạm bơm vận hành.
- Phối hợp, đôn đốc các HTXNN nạo vét thông thoáng các tuyến kênh nội đồng, củng cố bờ vùng, bờ thửa.
2.2 Những tồn tại, hạn chế:
- Một số địa phương chưa quan tâm sâu sát công tác chống hạn, xem nhẹ việc quản lý nước trên kênh, việc củng cố bờ vùng bờ thửa để giữ nước mặt ruộng nên thất thoát nước tưới xuống kênh tiêu gây lãng phí.
- Một số địa phương vẫn còn tập quán cấy muộn chưa được khắc phục, mặc dù đã có chỉ đạo của UBND các quận, huyện và ý kiến đề nghị của Công ty như các xã: Tân Hội, Tân Lập (huyện Đan Phượng); Kim Chung, Di Trạch (huyện Hoài Đức). Một số khu vực còn lấy nước vào ruộng nhưng không làm đất nên phải lấy nước nhiều lần mới cày cấy được, gây lãng phí và ảnh hưởng đến tiến độ của toàn hệ thống. Mặt khác, trong điều kiện nguồn nước khó khăn, ngoài thời thời gian xả nước của các hồ thuỷ điện thì việc cấp nước tưới càng khó khăn hơn;
- Việc gieo mạ phân tán của rất nhiều đơn vị dùng nước đã gây lãng phí về nước tưới.
- Công tác chỉ đạo, điều hành ở một số nơi còn chưa quyết liệt, chưa có những biện pháp có hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ đưa nước, gieo cấy . . .
- Công tác dồn điền đổi thửa của một số quận, huyện làm thay đổi một số tuyến kênh nội đồng do địa phương quản lý, trong đó có vị trí bất cập chưa điều chỉnh làm giảm hiệu quả tưới, tiêu phục vụ sản xuất.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ PHÒNG, CHỐNG HẠN VỤ XUÂN 2016:
1. Công tác kiểm tra công trình sau mùa mưa lũ năm 2015 và công tác phòng, chống hạn vụ Đông Xuân 2015-2016:
- Ngày 03/9/2015, Công ty đã có văn bản số 280/CTSĐ-QLN về việc “
Tổ chức kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra công trình sau úng năm 2015 và xây dựng phương án phòng, chống hạn vụ Đông Xuân 2015-2016” chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong Công ty;
- Công ty đã tổ chức xây dựng phương án phòng, chống hạn vụ Đông Xuân 2015-2016 từ các Xí nghiệp ĐTPT thủy lợi trực thuộc đến toàn Công ty và đã trình Sở NN&PTNT Hà Nội phê duyệt (
Phương án số 334/PACH – CTSĐ ngày 13/10/2015);
- Công ty đã thành lập Ban chỉ đạo chống hạn vụ Đông Xuân 2015-2016, có bảng phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng.
2. Tình hình tu sửa các công trình phục vụ chống hạn vụ Xuân 2016:
- UBND Thành phố Hà Nội cùng các Sở, Ngành đã quan tâm đầu tư kinh phí để tu sửa, cải tạo, nâng cấp các công trình thuỷ lợi bị hư hỏng xuống cấp phục vụ chống hạn, úng năm 2015 bằng các nguồn vốn. Tính đến nay khối lượng tu sửa công trình do Công ty được giao quản lý đạt giá trị khoảng 41 tỷ đồng (
đạt gần 100% kế hoạch giao). Cụ thể như sau:
+ 05 công trình được đầu tư bằng nguồn vốn khấu hao TSCĐ năm 2015 với kinh phí khoảng 12 tỷ đồng (Khối lượng chủ yếu: Đất đào đắp: 11.326m
3; Gạch đá xây: 108m
3; Bê tông các loại: 464m
3; Thép các loại: 37 tấn; tổ bơm đồng bộ loại HL 980-9: 14 tổ; dây cáp điện: 977m; ống bơm: 57 ống; vòng bi: 14 chiếc)
+ 126 công trình được đầu tư bằng nguồn vốn tu sửa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ năm 2015 với kinh phí khoảng 29 tỷ đồng (Khối lượng chủ yếu: Đất đào đắp: 35.000 m
3; Gạch đá xây: 1.200m
3; Bê tông các loại: 1.500m
3; Thép các loại: 120 tấn; ống bơm: 240 ống; vòng bi: 260 cái; dây cáp điện: 1.800m)
3. Kế hoạch gieo cấy vụ Xuân 2016:
Vụ Xuân năm 2016: Diện tích gieo cấy 30.537 ha (trong đó lúa: 24.382 ha)
Tính riêng diện tích tưới lúa là: 21.677 ha (Chưa kể diện tích chuyên tiêu lúa), được phân chia theo các Xí nghiệp ĐTPT thủy lợi như sau:
- Vùng tưới Đan Hoài: Diện tích lúa 3.525 ha, nguồn nước lấy từ sông Hồng.
- Vùng tưới La Khê: Diện tích lúa 7.321 ha, nguồn nước lấy từ sông Nhuệ, sông Đáy.
- Vùng tưới Chương Mỹ: Diện tích lúa 5.734 ha, nguồn nước lấy từ sông Đáy, sông Tích, sông Bùi và các hồ chứa nước.
- Vùng tưới Mỹ Đức: Diện tích cấy lúa 5.097 ha, nguồn nước lấy từ sông Đáy, sông Mỹ Hà và các hồ chứa nước.
3.1 Về thời vụ gieo cấy vụ Xuân 2016:
- Năm nay Lập Xuân vào ngày 04/02/2016 (tức là ngày 26/12/2015 Âm lịch).
- Đối với trà lúa Xuân sớm (Từ ngày 04/02 đến 08/02) cũng là trước Tết Nguyên đán Bính Thân, toàn Công ty là 4.880 ha, đạt 20%. Trong đó: Đan Phượng: 140 ha, đạt 10%; Hoài Đức: 200 ha, đạt 10%; Hà Đông: 210 ha, đạt 30%; Thanh Oai: 2.000 ha, đạt 30%; Chương Mỹ: 1.100 ha, đạt 17%; Mỹ Đức: 1.300 ha, đạt 20%.
- Đối với trà lúa Xuân chính vụ (Từ ngày 08/02 đến 28/02) cơ bản cấy xong trong tháng 02/2016; đối với một số xã như: Tân Hội, Tân Lập (huyện Đan Phượng); Kim Chung, Di Trạch (huyện Hoài Đức) kết thúc cấy muộn hơn (
khoảng 10/3/2015).
3.2 Về thời gian đổ ải:
Căn cứ vào lịch gieo cấy vụ Xuân năm 2016, thời gian cấp nước đổ ải đại trà từ ngày 05/01/2016 đến ngày 15/02/2016. Đối với các khu vực cấy sớm thời gian đổ ải vào khoảng tháng 12/12/2015.
4. Diện tích hạn có thể xảy ra trong vụ Xuân 2016:
Căn cứ vào dự báo về nguồn nước và mực nước các sông, hồ trong khu vực, dự kiến vụ Đông Xuân 2015-2016 trên toàn hệ thống có 2.624,92 ha lúa có khả năng bị thiếu nước (chiếm 12,1%), gồm các quận, huyện sau đây:
- Huyện Đan Phượng: 251 ha/1.409,65 ha (chiếm 17,8%), lấy nước sông Hồng (chủ yếu ở các vùng cao cục bộ và xa Kênh chính Đan Hoài);
- Huyện Hoài Đức: 218 ha/2.028,49 ha (chiếm 10,7%), lấy nước sông Hồng (chủ yếu ở các vùng cao cục bộ và xa Kênh chính Đan Hoài);
- Quận Bắc Từ Liêm: 12 ha/52,26 ha (chiếm 23%), lấy nước sông Hồng (chủ yếu ở các vùng cao cục bộ và xa Kênh chính Đan Hoài);
- Quận Hà Đông: 226 ha/691,7 ha (chiếm 32,7%).
- Huyện Thanh Oai: 500ha/6.609,01 ha (chiếm 7,6%).
- Huyện Chương Mỹ: 565 ha/5.711,57 ha (chiếm 9,9%).
- Huyện Mỹ Đức: 852,92 ha/5.097,42 ha (chiếm 16,7%), lấy nước hồ Quan Sơn (các các xã: Phù Lưu Tế, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Hợp Thanh, An Tiến, Tuy Lai ).
III. CÔNG TÁC LẤY NƯỚC ĐỔ ẢI VỤ XUÂN 2016:
Có báo cáo tình hình phục vụ tưới vụ Xuân 2016 kèm theo
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
1. Đối với Thành phố Hà Nội:
- Đề nghị Chính phủ, các Bộ, Ngành sớm có kế hoạch điều tiết các hồ thuỷ điện phù hợp với thời gian đổ ải và đầu thời kỳ tưới dưỡng;
- Đề nghị UBND Thành phố quan tâm xem xét đầu tư kinh phí để tu sửa, cải tạo, nâng cấp các công trình thuỷ lợi bị hư hỏng xuống cấp phục vụ chống hạn vụ Xuân 2016, trong đó quan tâm đầu tư kinh phí nạo vét lòng sông Đáy và mở cống Cầm Đình, Hiệp Thuận vào các đợt xả nước hồ thủy điện.
- Chỉ đạo Ngành điện có kế hoạch cấp điện ổn định cho việc đổ ải, tưới dưỡng lúa Xuân 2016.
- Đề nghị UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo các địa phương hoàn thành chương trình dồn điền đổi thửa, trong đó quan tâm hoàn chỉnh hệ thống công trình thuỷ lợi nội đồng và phần nối tiếp với các công trình do các Công ty thuỷ lợi quản lý.
- Đề nghị UBND Thành phố cho cải tạo, nâng cấp các trạm bơm tưới đã được xây dựng quá lâu, đến nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng; đồng thời quan tâm đầu tư kiên cố hoá các tuyến kênh tưới cấp 1, 2.
2. Đối với các quận, huyện, xã trên địa bàn:
- Đề nghị các quận, huyện phối hợp chặt chẽ với Công ty trong việc thống nhất lịch gieo cấy, bơm nước phục vụ đổ ải, tưới dưỡng lúa Xuân năm 2016 (
kể cả trữ nước vào trong đồng); chỉ đạo sát sao việc gieo mạ tập trung để tránh lãng phí nước, đặc biệt các địa phương ở vùng hồ chứa nước như huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức; chỉ đạo việc chuyển đổi cây trồng hợp lý đối với những diện tích khó khăn về nước tưới;
- Đề nghị huyện Đan Phượng, Hoài Đức chỉ đạo các xã trên địa bàn có kế hoạch sản xuất sớm hơn để tránh phải cấp nước vào ruộng nhiều lần, gây lãng phí;
- Đề nghị UBND các huyện, xã xử lý kiên quyết các đối tượng vi phạm công trình thuỷ lợi (CCTL); mặt khác tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nhân dân tự giác bảo vệ CCTL, không đổ rác thải xuống các tuyến kênh mương;
- Đề nghị UBND huyện, xã chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp sớm làm chiến dịch thuỷ lợi nội đồng, tu sửa máy móc, thiết bị đối với các công trình do địa phương quản lý; chủ động huy động máy bơm dầu hỗ trợ khi hạn hán khốc liệt xảy ra;
Trên đây là Báo cáo tóm tắt công tác chuẩn bị phòng, chống hạn và phục vụ tưới vụ Xuân 2016 trên địa bàn của Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển thuỷ lợi Sông Đáy, kính đề nghị UBND Thành phố cùng các Sở, Ngành liên quan quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để Công ty phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trân trọng cám ơn !
Nơi nhận: |
CÔNG TY ĐTPT THỦY LỢI SÔNG ĐÁY |
- UBND Thành phố Hà Nội (để b/c);
- Sở NN&PTNT Hà Nội (để b/c);
- Các Sở, Ngành liên quan (để b/c);
- Chi Cục Thuỷ lợi Hà Nội (để b/c);
- Lưu: QLN, TCHC-TH Công ty. |
|