PHẦN I: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC
CHỐNG HẠN VỤ ĐÔNG XUÂN 2014 - 2015.
Vụ Đông Xuân 2014-2015 có tổng diện tích đất canh tác trên toàn hệ thống Công ty ĐTPT thuỷ lợi Sông Đáy phục vụ là 39.168 ha, trong đó: vụ Đông 2014 là 8.920 ha. vụ Xuân 2015 là 30.248 ha (Kể cả Nuôi trồng thủy sản và Cây ăn quả, hoa, cây dược liệu … cả năm), riêng lúa: 24.462 ha.
Công tác phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2014- 2015 đã diễn ra trong điều kiện thời bất thường. Những tháng cuối năm 2014 thời tiết có mưa đáng kể, thuận lợi cho công tác tưới vụ Đông 2014. Sang tháng 1 và tháng 2 năm 2015 thời tiết có mưa nhỏ nên việc cấp nước tưới ải vụ Xuân 2015 cũng đỡ khó khăn hơn. Tháng 3 thời tiết đã có mưa, lượng mưa đáng kể và phân bố tương đối đều, nhưng sang tháng 4 thời điểm cây lúa đang trỗ bông, nhu cầu nước tưới cao nhưng lượng mưa nhỏ nên phải bơm tưới nhiều. Tổng lượng mưa bình quân vụ Xuân năm 2015 là 248,2 mm, bằng 75% so với vụ Xuân 2014 (
Lượng mưa trung bình các tháng vụ Xuân 2015 toàn Công ty: Tháng 1: 31,7mm; Tháng 2: 19,3mm; Tháng 3: 68,2mm; Tháng 4: 17,7mm; Tháng 5: 113,1mm). Về nguồn nước, từ đầu vụ tưới ải, mực nước các hồ chứa nước như: Đồng Sương, Văn Sơn và Miễu (Chương Mỹ); Tuy Lai, Vĩnh An, Quan Sơn (Mỹ Đức) đều ở mức xấp xỉ thiết kế, việc cấp nước cho các diện tích phục vụ tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, nguồn nước trên các sông, suối hầu hết ở mức thấp và cạn kiệt giống như vụ Đông Xuân 2013- 2014. Việc cấp nước từ sông Nhuệ, sông Đáy và sông Tích gặp nhiều khó khăn. Đối với sông Hồng, được sự quan tâm phối hợp giữa các Bộ, Ngành, nguồn nước được bổ sung 3 đợt xả nước các hồ thuỷ điện [Đợt 1: Từ ngày 19/01 ¸ 23/01 (5 ngày); Đợt 2: Từ ngày 30/01 ¸ 05/02 (7 ngày); Đợt 3: Từ ngày 13/02 ¸ 16/02 (04 ngày)] nên việc cấp nước tưới ải vụ Xuân năm 2015 có thuận lợi hơn.
Thời kỳ tưới dưỡng, sang tháng 4 lượng mưa nhỏ không đáng kể, hồ chứa nước Quan Sơn cạn kiệt, mực nước sông Nhuệ và sông Đáy xuống thấp, do vậy công tác tưới nhìn chung không thuận lợi.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố và Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, Công ty ĐTPT thuỷ lợi Sông Đáy đã sớm triển khai chiến dịch làm thuỷ lợi mùa khô từ đầu tháng 10 năm 2014; tiến hành kiểm tra hệ thống công trình, tiếp tục sử dụng các công trình chống hạn phát huy hiệu quả trong những năm trước, điều chỉnh, bổ sung xây dựng và triển khai các giải pháp chống hạn đảm bảo đủ nước tưới cho 24.462 ha lúa vụ Xuân 2015.
Qua quá trình triển khai thực hiện công tác chống hạn, Công ty nhận thấy những việc đã làm được và còn tồn tại một số vấn đề như sau:
*) Những việc đã làm được:
- Trạm bơm dã chiến Bá Giang được lắp đặt đưa vào vận hành từ năm 2010; tiếp tục phát huy hiệu quả trong việc bơm nước đổ ải, tưới dưỡng cho vụ Đông Xuân 2014-2015 cho trên 5.734 ha diện tích đất canh tác thuộc địa bàn các huyện Đan Phượng và Hoài Đức; ngoài ra còn tiếp nước hỗ trợ vùng ven Đáy cho trên 3.500 ha đất canh tác của quận Hà Đông, phía Bắc huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ;
- Trạm bơm tưới Cao Xuân Dương tiếp tục phát huy hiệu quả trong việc bơm nước đổ ải, tưới dưỡng cho 1.531 ha diện tích đất canh tác của huyện Thanh Oai, ngoài ra còn cấp nước hỗ trợ cho khoảng trên 2.000 ha thuộc vùng ven sông Nhuệ, vùng trung tâm, vùng phía Bắc của huyện Thanh Oai, bằng cách lắp đặt các trạm bơm cấp 2 (TBDC N9, Ước Lễ, Quế Sơn . . .). Trạm bơm tưới Cao Bộ đã hoàn thành đưa vào vận hành từ đầu năm 2011, chủ động bơm nước tưới cho 1.014 ha đất canh tác của các xã phía Bắc huyện Thanh Oai. Trạm bơm Nhân Hiền đã hoàn thành đưa vào vận hành từ đầu năm 2011 chủ động bơm nước tưới cho 782 ha đất canh tác của các xã phía Đông Nam huyện Thanh Oai.
- Thực hiện sớm việc tu sửa các công trình chống hạn, lắp đặt các trạm bơm dã chiến, nạo vét các cửa cống lấy nước, bể hút các trạm bơm, kênh cấp 1 và 2; tổ chức bơm nước sớm (từ 10/12/2014) để trữ vào các kênh tiêu, ao, đầm, ruộng trũng . . .
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra kịp thời giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện, tập trung tiếp nước vào Sông Đáy trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi để đảm bảo đủ nước cho các trạm bơm vận hành.
- Phối hợp, đôn đốc các HTXNN nạo vét thông thoáng các tuyến kênh nội đồng, củng cố bờ vùng, bờ thửa.
*) Những tồn tại, hạn chế:
- Một số địa phương chưa quan tâm sâu sát công tác chống hạn, xem nhẹ việc quản lý nước trên kênh, việc củng cố bờ vùng bờ thửa để giữ nước mặt ruộng nên thất thoát nước tưới xuống kênh tiêu gây lãng phí.
- Một số địa phương vẫn còn tập quán cấy muộn chưa được khắc phục, mặc dù đã có chỉ đạo của UBND các quận, huyện và ý kiến đề nghị của Công ty như các xã: Tân Hội, Tân Lập (huyện Đan Phượng); Kim Chung, Di Trạch (huyện Hoài Đức). Một số khu vực còn lấy nước vào ruộng nhưng không làm đất nên phải lấy nước nhiều lần mới cày cấy được, gây lãng phí và ảnh hưởng đến tiến độ của toàn hệ thống. Mặt khác, trong điều kiện nguồn nước khó khăn, ngoài thời thời gian xả nước của các hồ thuỷ điện thì việc cấp nước tưới càng khó khăn hơn;
- Việc gieo mạ phân tán của rất nhiều đơn vị dùng nước đã gây lãng phí về nước tưới.
- Công tác chỉ đạo, điều hành ở một số nơi còn chưa quyết liệt, chưa có những biện pháp có hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ đưa nước, gieo cấy . . .
- Công tác dồn điền đổi thửa của một số quận, huyện làm thay đổi một số tuyến kênh nội đồng do địa phương quản lý, trong đó có vị trí bất cập chưa điều chỉnh làm giảm hiệu quả tưới, tiêu phục vụ sản xuất.
PHẦN II: PHƯƠNG ÁN PHÒNG, CHỐNG HẠN VỤ ĐÔNG XUÂN 2015-2016
I. Đặc điểm tình hình về thời tiết và dự báo nguồn nước tưới:
1. Diễn biến thời tiết từ đầu năm 2015 đến nay:
1.1 Tình hình mưa:
Theo số liệu quan trắc tại các vị trí trên toàn Công ty quản lý, tổng lượng mưa bình quân tính đến ngày 13/10/2015 là 1.136,5mm, bằng 83,5% so với cùng kỳ năm 2014 và bằng 75,5% so với trung bình nhiều năm.
1.2 Mực nước tại các sông, hồ:
- Mực nước sông Hồng và các sông còn lại trong hệ thống (sông Đáy, sông Nhuệ, sông Bùi, sông Tích) tại thời điểm hiện nay nhìn chung đều ở mức thấp. Số liệu quan trắc vào ngày 13/10/2015: sông Hồng tại Liên Mạc: +3.85/2.84m (năm 2014: +2.69/+2.57m); sông Nhuệ tại Đồng Quan: +1.20/1.19m (năm 2014: +1.59/+1.57m; Theo quy trình vận hành hệ thống, mực nước thượng lưu cống đầu vụ Xuân giữ từ +3.34¸ +3.56 m); sông Bùi tại Trí Thuỷ: +1.99m (năm 2014: +1.32m; MN yêu cầu ³ 0.90m); sông Đáy tại La Khê: +2.80/+2.87m (năm 2014: +2.50/+2.25 m; MN min bể hút thiết kế TB La Khê + 2.08m).
- Các hồ chứa nước đã trữ đủ dung tích thiết kế, song dung tích hữu ích hiện tại thấp thua nhiều do lòng hồ bị bồi lắng. Số liệu quan trắc vào ngày 13/10/2015: hồ Đồng Sương: +18.17 (MNC: +11,50; Ñtràn: +18,20; dung tích 10,5 triệu m
3); hồ Văn Sơn: +19.51 (MNC: +12,50; Ñtràn: +19,50, dung tích: 7 triệu m
3); hồ Miễu: +39.51 (MNC: +33,0; Ñtràn: +39,50, dung tích 2,5 triệu m
3); hồ Quan Sơn: +5.48 (MNC:+3,00; Ñtràn: +5,50, dung tích 11,9 triệu m
3);
1.3 Dự báo tình hình nguồn nước vụ Đông Xuân 2015 - 2016:
*) Thời tiết:
- Lượng mưa mùa khô năm 2015-2016 có khả năng thiếu hụt so với TBNN cùng thời kỳ.
*) Thuỷ văn:
- Do ảnh hưởng của El Nino, mùa lũ 2015 có thể kết thúc sớm, tổng lượng mưa phổ biến thiếu hụt so với TBNN và có thể xảy ra mưa lớn cục bộ. Dự báo lượng mưa trong các tháng 9, tháng 10/2015 có khả năng ở mức thấp hơn TBNN khoảng từ 15 - 30%. Tổng lượng dòng chảy trên lưu vực sông Đà trong tháng 9–10/2015 sẽ hụt so với TBNN khoảng 25%; từ tháng 11/2015 đến tháng 02/2016 dòng chảy trên các sông suối sẽ giảm dần và có khả năng thiếu hụt so với TBNN, trên sông Đà thiếu hụt từ 5-30%, sông Thao từ 10-45%, sông Lô từ 10-40%, hạ lưu sông Hồng 40-45%; mực nước sông Hồng tại trạm Hà Nội thấp nhất có thể xuống mức + 0,3m đến + 0,4m vào tháng 2, tháng 3/2016. Nguy cơ thiếu nước cho sản xuất vụ Đông Xuân 2015-2016 rất lớn.
2. Kế hoạch gieo cấy vụ Đông Xuân 2015-2016:
2.1 Kế hoạch và thời vụ gieo trồng trên địa bàn Công ty đảm nhận:
- Vụ Đông năm 2015: Diện tích gieo trồng 13.191 ha (Số liệu Kế hoạch).
- Vụ Xuân năm 2016: Tổng diện tích canh tác: 30.537 ha (Kể cả Nuôi trồng thủy sản và Cây ăn quả, hoa, cây dược liệu … cả năm). Trong số đó diện tích gieo cấy lúa: 24.382 ha lúa (DT tưới: 21.677 ha);
2.2 Thời vụ:
- Năm nay Lập Xuân vào ngày 04/02/2016 (tức là ngày 26/12/2015 Âm lịch).
- Đối với trà lúa Xuân sớm (Từ ngày 04/02 đến 08/02) cũng là trước Tết Nguyên đán Bính Thân, toàn Công ty là 4.880 ha, đạt 20%. Trong đó: Đan Phượng: 140 ha, đạt 10%; Hoài Đức: 200 ha, đạt 10%; Hà Đông: 210 ha, đạt 30%; Thanh Oai: 2.000 ha, đạt 30%; Chương Mỹ: 1.100 ha, đạt 17%; Mỹ Đức: 1.300 ha, đạt 20%.
- Đối với trà lúa Xuân chính vụ (Từ ngày 08/02 đến 28/02) cơ bản cấy xong trong tháng 02/2016; đối với một số xã như: Tân Hội, Tân Lập (huyện Đan Phượng); Kim Chung, Di Trạch (huyện Hoài Đức) kết thúc cấy muộn hơn (
khoảng 10/3/2015).
3. Những thuận lợi và khó khăn:
3.1 Thuận lợi:
- UBND Thành phố Hà Nội cùng các Sở, Ngành đã quan tâm đầu tư kinh phí để tu sửa, cải tạo, nâng cấp các công trình thuỷ lợi bị hư hỏng xuống cấp phục vụ chống hạn, úng năm 2015 bằng các nguồn vốn. Tính đến nay khối lượng tu sửa công trình do Công ty được giao quản lý đạt giá trị 31,27 tỷ đồng. Cụ thể như sau:
+ 05 công trình được đầu tư bằng nguồn vốn khấu hao TSCĐ năm 2015 với kinh phí là 12,24 tỷ đồng (Khối lượng chủ yếu: Đất đào đắp: 11.326m3; Gạch đá xây: 108m3; Bê tông các loại: 464m3; Thép các loại: 37 kg; tổ bơm đồng bộ loại HL 980-9: 14 tổ; dây cáp điện: 977m; ống bơm: 57 ống; vòng bi: 14 chiếc)
+ 89 công trình được đầu tư bằng nguồn vốn tu sửa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ năm 2015 với kinh phí là 19,03 tỷ đồng (Khối lượng chủ yếu: Đất đào đắp: 5.502 m3; Gạch đá xây: 846m3; Bê tông các loại: 1.071m3; Thép các loại: 78.846 kg; ống bơm: 153 ống; vòng bi: 172 cái; dây cáp điện: 1.032m)
- Những năm gần đây tình trạng hạn nặng liên tiếp xảy ra trên hệ thống thuỷ nông do Công ty ĐTPT thuỷ lợi Sông Đáy quản lý, các giải pháp chống hạn đã được triển khai có hiệu quả, kinh nghiệm tổ chức chống hạn đã được tích luỹ, cùng với việc các công trình ngày càng được quan tâm đầu tư tu sửa, công tác phòng, chống hạn sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả tốt đối với vụ Đông Xuân 2015-2016.
- Chiến dịch nạo vét thuỷ lợi nội đồng mùa khô hàng năm đã hỗ trợ đắc lực trong việc đảm bảo cấp nước tưới kịp thời cho các vụ sản xuất nông nghiệp trong năm mà trước tiên là vụ Đông Xuân 2015-2016.
- Lãnh đạo của đa số các quận, huyện, các xã trong hệ thống thường xuyên quan tâm chỉ đạo sát sao và có sự phối hợp chặt chẽ với Công ty.
- Trạm bơm dã chiến Bá Giang đã phát huy hiệu quả trong việc cấp nước đổ ải, tưới dưỡng cho 5.734 ha đất canh tác thuộc địa bàn huyện Đan Phượng, Hoài Đức; ngoài ra còn cấp nước hỗ trợ vùng ven Đáy cho trên 3.500 ha đất canh tác của quận Hà Đông, phía Bắc huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ;
- Trạm bơm tưới Cao Xuân Dương, Cao Bộ, Nhân Hiền (huyện Thanh Oai) đã phát huy hiệu quả trong việc cấp nước đổ ải, tưới dưỡng cho toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Oai;
3.2 Khó khăn:
- Việc điều tiết các hồ thủy điện sẽ khó khăn do thiếu hụt nên mực nước sông Hồng tại Hà Nội đạt ở mức thấp. Để lấy nước phải triển khai nhiều biện pháp: Lắp đặt các trạm bơm dã chiến, đắp các đập tạm, triển khai các máy bơm dầu mới đủ nước trong giai đoạn đổ ải. Khi tưới dưỡng, không còn điều tiết của các hồ thủy điện, mực nước sông Hồng thấp, việc cấp nước tưới gặp rất nhiều khó khăn.
- Việc Trạm bơm Đan Hoài ngừng vận hành bơm tưới bắt đầu từ cuối tháng 10/2012 để thi công cải tạo, nâng cấp làm giảm đáng kể năng lực cấp nước cho hệ thống, cũng là khó khăn không nhỏ cho công tác chống hạn.
- Một số tuyến kênh mương bị hư hỏng, xuống cấp chưa đủ kinh phí đầu tư làm giảm hiệu quả dẫn nước tưới. Tình trạng vi phạm công trình: đổ rác thải xuống lòng kênh, đào phá, lấn chiếm bờ kênh còn xảy ra ở nhiều nơi và công tác giải tỏa các vi phạm còn nhiều hạn chế; trục chính Sông Nhuệ đã được đầu tư cải tạo nhưng chưa đồng bộ nên còn nhiều ách tắc và tổn thất cột nước đáng kể; quá trình đô thị hóa nhanh và công tác dồn ô đổi thửa chưa đồng bộ gây khó khăn khi dẫn nước tưới.
- Việc lắp đặt các trạm bơm dã chiến ở khu vực xa dân cư gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý, khai thác và vận hành;
- Một số trạm bơm tưới được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước nên đã già cỗi, xuống cấp, hiệu suất và hiệu quả phục vụ thấp; còn nhiều tuyến kênh tưới cấp 1, 2 vẫn là kênh đất nên việc dẫn nước gặp nhiều khó khăn;
- Tập quán gieo cấy của một số địa phương thuộc huyện Đan Phượng, Hoài Đức qua nhiều năm thường muộn và lệch pha với lịch điều tiết nước của các hồ thuỷ điện, chính vì vậy cũng làm khó khăn cho Công ty.
4. Diện tích hạn có thể xảy ra:
Căn cứ vào dự báo về nguồn nước và mực nước các sông, hồ trong khu vực, dự kiến vụ Đông Xuân 2015-2016 trên toàn hệ thống có 2.624,92 ha lúa có khả năng bị thiếu nước (chiếm 12,1%), gồm các quận, huyện sau đây:
- Huyện Đan Phượng: 251 ha/1.409,65 ha (chiếm 17,8%), lấy nước sông Hồng (chủ yếu ở các vùng cao cục bộ và xa Kênh chính Đan Hoài);
- Huyện Hoài Đức: 218 ha/2.028,49 ha (chiếm 10,7%), lấy nước sông Hồng (chủ yếu ở các vùng cao cục bộ và xa Kênh chính Đan Hoài);
- Quận Bắc Từ Liêm: 12 ha/52,26 ha (chiếm 23%), lấy nước sông Hồng (chủ yếu ở các vùng cao cục bộ và xa Kênh chính Đan Hoài);
- Quận Hà Đông: 226 ha/691,7 ha (chiếm 32,7%).
- Huyện Thanh Oai: 500ha/6.609,01 ha (chiếm 7,6%).
- Huyện Chương Mỹ: 565 ha/5.711,57 ha (chiếm 9,9%).
- Huyện Mỹ Đức: 852,92 ha/5.097,42 ha (chiếm 16,7%), lấy nước hồ Quan Sơn (các các xã: Phù Lưu Tế, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Hợp Thanh, An Tiến, Tuy Lai ).
II. Mục tiêu và những giải pháp chủ yếu:
1. Mục tiêu:
- Phát huy năng lực các công trình hiện có, kinh nghiệm chống hạn trong những năm qua, chủ động đối phó với các tình huống, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra;
- Phấn đấu cấp đủ nước cho 13.191 ha cây vụ Đông năm 2015 và 30.537 ha đất canh tác vụ Xuân 2016, trong số đó diện tích gieo cấy lúa: 24.382 ha lúa (DT tưới lúa: 21.677 ha).
2. Giải pháp chung:
- Thực hiện tiết kiệm nguồn nước tưới của các hồ chứa khi tưới cây vụ Đông và làm mạ, tập trung để tưới vụ Xuân 2016. Với các khu tưới của các hồ chứa có khả năng thiếu nước để đổ ải và tưới dưỡng, cần tăng cường vận hành các trạm bơm lấy nước từ sông Bùi, sông Đáy để hỗ trợ; dùng các máy bơm dã chiến và máy bơm dầu bơm trực tiếp nước từ kênh tiêu, ao, hồ, suối, lạch . . .
- Thực hiện có hiệu quả chiến dịch làm thuỷ lợi nội đồng mùa khô 2015, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc nạo vét kênh dẫn, bể hút các trạm bơm tưới, nạo vét các trục tiêu để trữ nước chống hạn, giải phóng ách tắc trên các tuyến kênh mương; tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện, công trình thuỷ công; chuẩn bị các vật tư, thiết bị để lắp đặt các trạm bơm dã chiến, các trạm bơm quay vòi tưới, đắp các đập tạm theo phương án phòng chống hạn của từng Xí nghiệp Đầu tư phát triển thuỷ lợi trực thuộc. Thời gian xong trước 15/12/2015.
- Ngay từ cuối tháng 11/2015 tiến hành bơm tiếp nước vào Sông Đáy bằng Trạm bơm dã chiến Bá Giang; bơm trữ nước vào các tuyến kênh tiêu, ao hồ đầm ruộng trũng và các khu vực không trồng cây vụ Đông để phục vụ chống hạn vụ Xuân năm 2015. Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan trong việc tiếp nước sông Đáy. Tập trung tiếp nước cho những vùng cao, xa trong dịp Tết Nguyên đán.
3. Giải pháp chủ yếu cho từng khu vực:
3.1 Vùng tưới Đan Hoài: Diện tích tưới lúa 3.525,4 ha, nguồn nước lấy từ sông Hồng.
*) Công trình trạm bơm phục vụ tưới gồm có:
Tổng số: 12TB với 68 máy bơm các loại, tổng lưu lượng bơm tưới: 78.200m
3/h, công suất lắp đặt 2.292 Kw. Trong đó:
- TB cố định: 11TB với 38 máy bơm các loại, tổng lưu lượng bơm tưới: 48.200m
3/h, công suất lắp đặt 1.302Kw;
- TB dã chiến: 1TB với 30 máy bơm loại 1.000m
3/h; tổng lưu lượng bơm tưới: 30.000m
3/h, công suất lắp đặt: 990 Kw;
*) Các công việc đã và đang thực hiện:
- Tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện, công trình thuỷ công, đảm bảo đưa vào vận hành phục vụ sản xuất;
- Lắp đặt TBDC Bá Giang để đưa vào vận hành bơm nước phục vụ sản xuất, phấn đấu xong trước ngày 15/11/2015.
*) Trường hợp lịch xả nước các hồ thuỷ điện duy trì như vụ Xuân năm 2015 trở lên: Triển khai bơm nước sớm bằng TBDC Bá Giang từ ngày cuối tháng 11/2015 và bơm liên tục không nghỉ Tết Nguyên đán phục vụ chống hạn cho vùng tưới Đan Hoài là đảm bảo, đồng thời tiếp nước hỗ trợ vùng ven Đáy của quận Hà Đông, phía Bắc huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ.
*) Trường hợp lịch xả nước các hồ thuỷ điện không thực hiện được như vụ Xuân năm 2015 (Mực nước Sông Hồng tại bể hút TBDC Bá Giang tiếp tục xuống thấp đến mực nước min thiết kế là +0.5m): Khi đó TBDC Bá Giang không thể vận hành được, lúc này phải chấp nhận chuyển đổi một số diện tích cấy lúa sang cây trồng khác. Dự kiến diện tích chuyển đổi là 176 ha đều thuộc huyện Đan Phượng, chủ yếu vùng bãi Tiên Tân.
*) Kiến nghị:
- Đề nghị UBND các huyện Đan Phượng và Hoài Đức chỉ đạo các xã triển khai gieo cấy trùng với lịch xả nước các hồ thuỷ điện, đồng thời chuẩn bị các máy bơm dầu dã chiến để sẵn sàng phối hợp với Công ty trong việc bơm nước chống hạn. Số lượng dự kiến: 67 tổ máy bơm loại 15CV (Đan Phượng: 40 tổ; Bắc Từ Liêm: 01 tổ ; Hoài Đức: 26 tổ)
- Đề nghị UBND huyện Đan Phượng và Hoài Đức quan tâm chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với một số vùng khó khăn về nước tưới.
3.2 Vùng tưới La Khê: Diện tích tưới lúa 7.320,71 ha, nguồn nước lấy từ sông Nhuệ, sông Đáy.
*) Công trình trạm bơm phục vụ tưới gồm có:
Tổng số: 42TB với 126 máy bơm các loại, tổng lưu lượng bơm tưới: 203.120m
3/h, công suất lắp đặt 6.059Kw. Trong đó:
- TB cố định: 31TB với 108 máy bơm các loại, tổng lưu lượng bơm tưới: 185.120m
3/h, công suất lắp đặt 5.465Kw;
- TB dã chiến: 11TB với 18 máy bơm các loại; tổng lưu lượng bơm tưới: 18.000m
3/h, công suất lắp đặt: 594Kw;
*) Các công việc đã và đang thực hiện:
- Tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện, công trình thuỷ công, đảm bảo đưa vào vận hành phục vụ sản xuất. Đối với việc đắp các đập tạm trên các tuyến kênh La Khê, Khê Tang, và Yên Cốc, phấn đấu xong trước ngày 30/11/2015.
- Lắp đặt các TBDC để đưa vào vận hành bơm nước phục vụ sản xuất, phấn đấu xong trước ngày 30/11/2015.
*) Trường hợp lịch xả nước các hồ thuỷ điện duy trì như vụ Xuân năm 2015 trở lên: Vận hành sớm các trạm bơm La Khê, Cao Bộ đồng bộ với lịch bơm tiếp nước của TBDC Bá Giang để cấp nước cho gần 3.000 ha đất canh tác của các xã phía Bắc huyện Thanh Oai và các phường thuộc quận Hà Đông. Trạm bơm tưới Cao Xuân Dương tiếp tục phát huy hiệu quả trong việc bơm nước đổ ải, tưới dưỡng cho 1.531ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Oai, ngoài ra còn cấp nước cho khoảng trên 2.000 ha thuộc vùng ven sông Nhuệ, vùng trung tâm, phía Bắc của huyện Thanh Oai, bằng cách lắp đặt các trạm bơm cấp 2 (TBDC N9, Ước Lễ, Quế Sơn . . .). Trạm bơm Nhân Hiền chủ động bơm nước tưới cho 782 ha đất canh tác của các xã phía nam huyện Thanh Oai.
*) Trường hợp lịch xả nước các hồ thuỷ điện không thực hiện được như vụ Xuân năm 2015 (Mực nước Sông Hồng tại bể hút TBDC Bá Giang tiếp tục xuống thấp đến mực nước min thiết kế là +0.5m): Khi đó TBDC Bá Giang không vận hành được, việc tiếp nước xuống sông Đáy cũng sẽ tạm dừng, khi đó TB tưới Cao Bộ sẽ thiếu nguồn nước. Lúc này phải vận hành một số TBDC để hỗ trợ cho TB tưới Cao Bộ: TB DC N9 (3 máy 1000 m3/h + 1 máy 540 m3/h, được cấp nước bằng TB DC Phương Trung 2 và TB tưới Cao Xuân Dương) cấp nước cho các HTX NN: Thị trấn Kim Bài, Đỗ Động, Thanh Mai, Bình Minh, Thanh Cao thuộc huyện Thanh Oai; TBDC Điều tiết Bình Đà (gồm 1 máy 1.000m3/h, được cấp nước bằng TBDC N9) cấp nước cho vùng cao của các HTX NN: Bình Minh, Thanh Cao thuộc huyện Thanh Oai. Đối với các vùng lấy nước bằng sông Nhuệ, khi mực nước thấp sẽ vận hành các TBDC, ngoài ra nguồn nước còn được bổ sung bằng các TB tưới Cao Xuân Dương và TBDC Phương Trung 1 đổ xuống kênh Yên Cốc để tạo nguồn cho các TB phục vụ tưới. Trường hợp không hỗ trợ được cho TB tưới Cao Bộ thì phải chấp nhận chuyển đổi một số diện tích cấy lúa sang cây trồng khác. Dự kiến diện tích chuyển đổi là 726 ha, trong đó: quận Hà Đông: 226 ha; huyện Thanh Oai: 500 ha chủ yếu các xã phía Bắc và ven sông Nhuệ như: Cự Khê, Bích Hoà, Cao Viên, Thanh Cao, Bình Minh, Mỹ Hưng . . .
*) Kiến nghị:
- Đề nghị Công ty ĐTPT thuỷ lợi Sông Nhuệ tiến hành nạo vét thống thoáng sông La Khê đoạn từ Cầu Am đến bể hút TB La Khê.
- Đề nghị UBND quận Hà Đông, huyện Thanh Oai chỉ đạo các xã, phường triển khai chiến dịch làm thủy lợi nội đồng mùa khô năm 2015; hoàn chỉnh các công trình thủy lợi nội đồng do dồn điền đổi thửa; tiến hành gieo cấy trùng với lịch xả nước của các hồ thuỷ điện; tranh thủ bơm nước trữ vào các tuyến kênh tiêu, ao hồ đầm ruộng trũng và các khu vực không trồng cây vụ Đông; chuẩn bị các máy bơm dầu, bơm điện dã chiến để sẵn sàng phối hợp với Công ty trong việc bơm nước chống hạn; yêu cầu đơn vị Cenco5 khẩn trương thi công các công trình thuỷ lợi bị thay đổi do làm đường giao thông để phục vụ chống hạn đặc biệt là tuyến kênh Sái.
3.3 Vùng tưới Chương Mỹ: Diện tích tưới lúa 5.734 ha, nguồn nước lấy từ sông Đáy, sông Tích, sông Bùi và các Hồ chứa nước.
*) Công trình trạm bơm phục vụ tưới gồm có:
Tổng số: 27TB với 74 máy bơm các loại, tổng lưu lượng bơm tưới: 81.840m
3/h, công suất lắp đặt 2.661Kw. Trong đó:
- TB cố định: 22TB với 67 máy bơm các loại, tổng lưu lượng bơm tưới: 74.840m
3/h, công suất lắp đặt 2.430Kw;
- TB dã chiến: 5TB với 07 máy bơm các loại; tổng lưu lượng bơm tưới: 7.000m
3/h, công suất lắp đặt: 231Kw;
*) Các công việc đã và đang thực hiện:
- Tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện, công trình thuỷ công, đảm bảo đưa vào vận hành phục vụ sản xuất. Đối với việc đắp lại đập tạm Mai Lĩnh, Đại Từ và Hoàng Diệu, phấn đấu xong trước ngày 15/11/2015 để đảm bảo giữ nước trên Sông Đáy phục vụ chống hạn.
- Quản lý, điều hành tốt các cống điều tiết quan trọng như: Hạ Dục, Đồng Trữ, Yên Duyệt, An Vọng … để giữ nước trên các tuyến kênh tiêu phục vụ chống hạn.
*) Trường hợp lịch xả nước các hồ thuỷ điện duy trì như vụ Xuân năm 2015 trở lên: Vận hành sớm các trạm bơm lấy nước từ sông Đáy (Phụng Châu, Biên Giang, Chi Lăng 1, Chi Lăng 2, Hoàng Diệu) đồng bộ với lịch bơm tiếp nước của TBDC Bá Giang để cấp nước cho 2.500 ha đất canh tác của các xã ven Đáy. Các trạm bơm ven sông Tích, sông Bùi hoạt động kịp thời; trạm bơm Đông Sơn bơm tiếp nước cho vùng ven Đáy bằng cách đổ nước xuống kênh Thập Cửu. Điều tiết nước các hồ chứa hợp lý, hiệu quả thì có thể đảm bảo được việc cấp nước đổ ải, tưới dưỡng cho các diện tích gieo cấy như năm 2015. Khi mực nước sông Đáy xuống quá thấp không đảm bảo mực nước cho TB Chi Lăng 1 và Hoàng Diệu vận hành cần lắp đặt máy bơm dã chiến tại bể hút các TB này để bơm nước từ lòng sông vào. Khi mực nước sông Tích xuống thấp, không đảm bảo mực nước bể hút cho TB Đông Sơn vận hành tối đa số máy, cần triển khai ngay việc đắp đập dâng tại cầu Tân Trượng.
*) Trường hợp lịch xả nước các hồ thuỷ điện không thực hiện được như vụ Xuân năm 2015 (Mực nước Sông Hồng tại bể hút TBDC Bá Giang tiếp tục xuống thấp đến mực nước min thiết kế là +0.5m): Khi đó TBDC Bá Giang không vận hành được, việc tiếp nước xuống sông Đáy cũng sẽ tạm dừng, như vậy phải chấp nhận chuyển đổi một số diện tích cấy lúa sang cây trồng khác. Dự kiến diện tích chuyển đổi là 500ha, chủ yếu các xã vùng ven sông Đáy như: Phụng Châu, Tiên Phương, Chúc Sơn, Thuỵ Hương, Lam Điền, Hoàng Diệu, Ngọc Hoà, Đại Yên, Hợp Đồng thuộc huyện Chương Mỹ và phường Biên Giang thuộc quận Hà Đông . . .
*) Vùng các hồ chứa nước Miễu, Văn Sơn, Đồng Sương: Diện tích tưới lúa 964,75 ha
Đây là vùng đồi gò, địa hình phức tạp nên việc phục vụ tưới gặp khó khăn chỉ đảm bảo cấp đủ nước thời kỳ đổ ải, bước vào thời kỳ tưới dưỡng nguồn nước hồ cạn nên cần phải có kế hoạch mở nước hợp lý.
- Đối với hồ Miễu: Khi mực nước hồ thấp, không lấy nước tự chảy được (Ñđáy cống: +33.0m), cần lắp đặt 01 máy bơm điện loại 1.000m
3/h tại cống lấy nước để bơm nước từ trong lòng hồ vào kênh tưới. Khi mực nước hồ xuống quá thấp, lượng nước không đủ cấp cho toàn bộ diện tích thì chấp nhận chuyển đổi một số diện tích cấy lúa sang cây trồng khác. Dự kiến diện tích chuyển đổi là 45 ha, chủ yếu các khu vực cao xa của các xã như: Nam Phương Tiến (20 ha), Tân Tiến (20 ha) , Thủy Xuân Tiên (05 ha).
- Đối với hồ Văn Sơn: Khi mực nước hồ thấp, không lấy nước tự chảy được (cống số 1: Ñđáy cống: +13.0m; cống số 2: Ñđáy cống: +12.5m), cần lắp đặt 02 máy bơm điện loại 1.000m
3/h bơm nước từ khu Ao Đào ra cống số 1 tưới cho xã Tân Tiến, đồng thời đào kênh tại khu Đốc Khau dẫn nước ra cống số 2 tưới cho xã Hoàng Văn Thụ. Mặt khác, vận hành Trạm bơm Chùa Giao (lấy nước từ sông Bùi) để cấp nước cho các trạm bơm tưới của HTX Hoàng Văn Thụ như: Yên Trình, Cầu Tây. Khi mực nước hồ xuống quá thấp, lượng nước không đủ cấp cho toàn bộ diện tích thì chấp nhận chuyển đổi một số diện tích cấy lúa sang cây trồng khác. Dự kiến diện tích chuyển đổi là 20ha thuộc vùng cao xa của xã Tân Tiến.
- Đối với hồ Đồng Sương: Khi mực nước hồ thấp, không lấy nước tự chảy được (Ñđáy cống: +11.5m) cần lắp đặt 02 máy bơm điện loại 1.000m
3/h để bơm nước trong lòng hồ ra cấp cho các xã trên địa bàn. Mặt khác, vận hành các trạm bơm tưới như: Chợ Sẽ, Ba Ông Bếp, tưới Đầm Mới, Sông Đào (đều lấy nước từ sông Bùi) để cấp nước tưới hỗ trợ.
*) Kiến nghị:
- Đề nghị UBND huyện Chương Mỹ chỉ đạo các xã lấy nước các hồ chứa tưới cây vụ Đông hợp lý, tiết kiệm; thực hiện tốt chiến dịch làm thủy lợi nội đồng mùa khô năm 2015; gieo mạ tập trung; tăng cường quản lý việc đưa nước đổ ải, tưới dưỡng cho lúa; tranh thủ bơm nước trữ vào các tuyến kênh tiêu, ao hồ đầm ruộng trũng và các khu vực không trồng cây vụ Đông; chuẩn bị các máy bơm dầu, bơm điện dã chiến để sẵn sàng phối hợp với Công ty trong việc triển khai bơm nước chống hạn.
- Đề nghị Công ty thuỷ lợi Sông Tích quan tâm đến việc tiếp nước cho Sông Tích.
3.4 Vùng tưới Mỹ Đức: Diện tích tưới lúa 5.097,42 ha, nguồn nước lấy từ sông Đáy, sông Mỹ Hà và các Hồ chứa nước.
*) Công trình trạm bơm tưới gồm có:
Tổng số: 32TB với 71 máy bơm các loại, tổng lưu lượng bơm tưới: 76.300m
3/h, công suất lắp đặt 2.393Kw. Trong đó:
- TB cố định: 32TB với 71 máy bơm các loại, tổng lưu lượng bơm tưới: 76.300m
3/h, công suất lắp đặt 2.393Kw;
*) Các công việc đã và đang thực hiện:
Tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện, công trình thuỷ công, đảm bảo đưa vào vận hành phục vụ sản xuất;
*) Đối với diện tích lấy nước từ các hồ chứa: Diện tích tưới lúa mà hồ chứa nước Quan Sơn đảm nhận là 2.470,19 ha.
Hồ Quan Sơn tuy đã đạt mực nước thiết kế nhưng chỉ đảm bảo thời kỳ đổ ải, còn thời gian tưới dưỡng lượng nước còn thiếu phải dùng các trạm bơm ven Đáy (Đức Môn, Áng Thượng, Tân Độ, DC Đại Nghĩa) đưa nước vào các tuyến kênh: kênh 7 xã phía Bắc (N7), kênh Bình Lạng, kênh Phù Lưu Tế … , sau đó dùng các trạm bơm dã chiến và máy bơm dầu để bơm nước vào ruộng. Dự kiến diện tích lúa bị thiếu nước (bị hạn) là 852,92 ha; số máy bơm dầu huy động chống hạn là 49 máy bơm loại 270m3/h, công suất động cơ 15CV. Trường hợp mực nước sông Đáy xuống quá thấp thì chuyển đổi diện tích trên sang cây trồng khác.
*) Kiến nghị:
- Đề nghị UBND huyện Mỹ Đức chỉ đạo các xã lấy nước hồ Quan Sơn tưới cây vụ Đông hợp lý, tiết kiệm; gieo mạ tập trung; tăng cường quản lý việc đưa nước đổ ải, tưới dưỡng cho lúa; tranh thủ bơm nước trữ vào các tuyến kênh tiêu, ao hồ đầm ruộng trũng và các khu vực không trồng cây vụ Đông; chuẩn bị các máy bơm dầu, điện dã chiến để sẵn sàng phối hợp với Công ty trong việc triển khai bơm nước chống hạn.
PHẦN III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Chấp hành mọi chủ trương, lệnh chỉ đạo trong công tác chống hạn của cấp trên;
- Tiến hành ký kết hợp đồng tưới, tiêu, cấp nước vụ Xuân năm 2016 xong trong tháng 12/2015;
- Thực hiện tốt việc tu sửa công trình, máy móc, thiết bị để chủ động phục vụ bơm, dẫn nước đổ ải và tưới dưỡng;
- Chuẩn bị lực lượng, vật tư dự phòng để sẵn sàng triển khai phương án phòng chống hạn trong điều kiện khó khăn nhất xảy ra;
- Ban chỉ đạo chống hạn của Công ty thường xuyên quan tâm chỉ đạo các Xí nghiệp ĐTPT thuỷ lợi trực thuộc, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các đơn vị dùng nước để việc cấp nước tiết kiệm, hiệu quả;
PHẦN IV: ĐỀ NGHỊ, KIẾN NGHỊ.
1. Đối với Thành phố Hà Nội:
- Đề nghị Chính phủ, các Bộ, Ngành sớm có kế hoạch điều tiết các hồ thuỷ điện phù hợp với thời gian đổ ải và đầu thời kỳ tưới dưỡng;
- Đề nghị UBND Thành phố quan tâm xem xét đầu tư kinh phí để tu sửa, cải tạo, nâng cấp các công trình thuỷ lợi bị hư hỏng xuống cấp phục vụ chống hạn vụ Xuân 2016, trong đó quan tâm đầu tư kinh phí nạo vét lòng sông Đáy và mở cống Cầm Đình, Hiệp Thuận vào các đợt xả nước hồ thủy điện.
- Chỉ đạo Ngành điện có kế hoạch cấp điện ổn định cho việc đổ ải, tưới dưỡng lúa Xuân 2016.
- Đề nghị UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo các địa phương hoàn thành chương trình dồn điền đổi thửa, trong đó quan tâm hoàn chỉnh hệ thống công trình thuỷ lợi nội đồng và phần nối tiếp với các công trình do các Công ty thuỷ lợi quản lý.
- Đề nghị UBND Thành phố cho cải tạo, nâng cấp các trạm bơm tưới đã được xây dựng quá lâu, đến nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng; đồng thời quan tâm đầu tư kiên cố hoá các tuyến kênh tưới cấp 1, 2.
2. Đối với các quận, huyện, xã trên địa bàn:
- Đề nghị các quận, huyện phối hợp chặt chẽ với Công ty trong việc thống nhất lịch gieo cấy, bơm nước phục vụ đổ ải, tưới dưỡng lúa Xuân năm 2016 (
kể cả trữ nước vào trong đồng); chỉ đạo sát sao việc gieo mạ tập trung để tránh lãng phí nước, đặc biệt các địa phương ở vùng hồ chứa nước như huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức; chỉ đạo việc chuyển đổi cây trồng hợp lý đối với những diện tích khó khăn về nước tưới;
- Đề nghị huyện Đan Phượng, Hoài Đức chỉ đạo các xã trên địa bàn có kế hoạch sản xuất sớm hơn để tránh phải cấp nước vào ruộng nhiều lần, gây lãng phí;
- Đề nghị UBND các huyện, xã xử lý kiên quyết các đối tượng vi phạm công trình thuỷ lợi (CCTL); mặt khác tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nhân dân tự giác bảo vệ CCTL, không đổ rác thải xuống các tuyến kênh mương;
- Đề nghị UBND huyện, xã chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp sớm làm chiến dịch thuỷ lợi nội đồng, tu sửa máy móc, thiết bị đối với các công trình do địa phương quản lý; chủ động huy động máy bơm dầu hỗ trợ khi hạn hán khốc liệt xảy ra;
Trên đây là toàn bộ phương án phòng chống hạn vụ Đông Xuân 2015 - 2016 của Công ty TNHH MTV ĐTPT thuỷ lợi Sông Đáy, kính đề nghị Lãnh đạo UBND Thành phố, các Sở, Ngành tiếp tục quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ để Công ty hoàn thành nhiệm vụ được giao ./.
Nơi nhận: |
TỔNG GIÁM ĐỐC |
- UBND Thành phố Hà Nội (để b/c);
- Sở NN&PTNT Hà Nội (để b/c);
- Các Sở, Ngành liên quan (để b/c);
- Chi Cục Thuỷ lợi Hà Nội (để b/c);
- Các XN ĐTPT thuỷ lợi trực thuộc;
- Các phòng: KH-KT, Cơ điện, Tài vụ;
- Lưu: QLN, TCHC-TH. |
Doãn Văn Kính |