PHƯƠNG ÁN PHÒNG, CHỐNG ÚNG, NGẬP VỤ MÙA NĂM 2018

Công ty TNHH MTV ĐTPT thủy lợi Sông Đáy 16/07/2018

Hệ thống công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV ĐTPT thủy lợi Sông Đáy quản lý, khai thác thực hiện nhiệm vụ tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, kinh tế cho 6 quận, huyện là Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức và một phần quận Bắc Từ Liêm, các huyện Phú Xuyên, Thường Tín thuộc thành phố Hà Nội, với tổng diện tích lưu vực khoảng 70.000ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng 37.600 ha (trong đó hệ thống công trình thủy lợi nội đồng mà Công ty mới nhận bàn giao phục vụ cho diện tích là 7.100ha). Vùng hệ thống phục vụ có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp sông Hồng, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp Công ty ĐTPT thuỷ lợi Sông Nhuệ, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình;  

     Địa hình khu vực đa dạng phức tạp, khó khăn cho việc tiêu thoát úng: Vùng giáp Hoà Bình của huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức thường xuyên bị lũ rừng ngang từ Hoà Bình đổ về; vùng đồng bằng ven sông Đáy, sông Nhuệ là khu vực trũng thấp;
Tin khác

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN THANH NIÊN VIỆT NAM (26/3/1931 - 26/3/2025)

26/03/2025

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Công ty TNHH MTV ĐTPT thủy lợi sông Đáy hân hoan tổ chức Giải bóng đá nam thanh niên năm 2025 - sân chơi đầy nhiệt huyết dành cho tất cả các đoàn viên thanh niên Công ty.

Đoàn viên thanh niên Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông Đáy xung kích cùng CBNV công ty bắt tay khắc phục hậu quả cơn bão Yagi

09/09/2024

Với tinh thần sẵn sàng, chủ động ứng phó với những biến động của bão số 3 (YAGI), ngay sau khi cơn bão số 3 vừa đi qua, lực lượng đoàn viên thanh niên tại các chi đoàn Xí Nghiệp thuộc Công ty dọn dẹp cây đổ, vệ sinh môi trường, khơi thông dòng chảy, vận hành các trạm bơm tiêu thoát nước

Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo Đoàn cơ sở Công ty tổ chức cuộc thi

04/06/2024

Thực hiện chỉ đạo Nghị quyết số 97/ NQ-ĐUCT ngày 1/5/2024 chỉ đạo ĐTN công ty tổ chức cuộc thi " Viết về những tấm gương học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh".

Tin cùng chuyên mục
Cuộc thi '80 năm ngành Thủy lợi Việt Nam đồng hành cùng đất nước'
Cuộc thi '80 năm ngành Thủy lợi Việt Nam đồng hành cùng đất nước'
(Chinhphu.vn) - Đây là cuộc thi viết do Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống ngành thủy lợi Việt Nam.
26/06/2024
Bộ trưởng gửi thư chúc mừng 78 năm Ngày truyền thống ngành Thủy lợi Việt Nam
Bộ trưởng gửi thư chúc mừng 78 năm Ngày truyền thống ngành Thủy lợi Việt Nam
Bộ trưởng mong rằng ngành Thủy lợi cần mở rộng không gian tư duy, tiếp cận đồng bộ khoa học công nghệ về nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
08/11/2023
Đường Vành đai 4 - Thủ đô Hà Nội giao cắt tại 42 vị trí công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV ĐTPT thủy lợi Sông Đáy quản lý
Đường Vành đai 4 - Thủ đô Hà Nội giao cắt tại 42 vị trí công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV ĐTPT thủy lợi Sông Đáy quản lý
Đường Vành đai 4 - Thủ đô Hà Nội giao cắt tại 42 vị trí công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV ĐTPT thủy lợi Sông Đáy quản lý
28/07/2023
Ông Trần Đăng Khoa, vị Bộ trường thủy lợi đầu tiên
Ông Trần Đăng Khoa, vị Bộ trường thủy lợi đầu tiên
Xin chia sẻ với bạn đọc một vài thông tin, tuy còn rất ít ỏi về một người trí thức có nhân cách lớn, một nhân sĩ yêu nước đã cùng với toàn dân trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ trong muôn vàn gian khổ và hy sinh, một nhà lãnh đạo và chuyên gia hàng đầu về thuỷ lợi có rất nhiều công lao, vị Bộ trưởng Thủy lợi đầu tiên của Việt nam, ông Trần Đăng Khoa.
02/11/2021
Bàn giao các công trình thủy lợi về các Công ty Thủy lợi: Hiệu quả thấy rõ
Bàn giao các công trình thủy lợi về các Công ty Thủy lợi: Hiệu quả thấy rõ
Chất lượng các công trình thủy lợi được nâng lên rõ rệt; nhiều  công trình sau khi tu sửa, cải tạo, nâng cấp đưa vào sử dụng đã tạo tiền đề khuyến khích nông dân dồn thửa đổi ruộng, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, góp phần nâng cao năng suất, giá trị hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất canh tác… Đó là những “cái được” dễ dàng nhìn thấy sau 7 năm UBND tỉnh thực hiện bàn giao các công trình thủy lợi về cho các Công ty TNHH MTV Thủy lợi khai thác, quản lý và sử dụng.
17/07/2018
PHƯƠNG ÁN Phòng, chống hạn vụ Đông Xuân 2017 – 2018
PHƯƠNG ÁN Phòng, chống hạn vụ Đông Xuân 2017 – 2018
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG TY TNHH MTV ĐTPT THUỶ LỢI SÔNG ĐÁY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc   Số:  353  /PACH - CTSĐ Hà Nội, ngày 27 tháng 10  năm 2017   PHƯƠNG ÁN Phòng, chống hạn vụ Đông Xuân 2017 – 2018         Hệ thống công trình thuỷ lợi do Công ty TNHH MTV ĐTPT thuỷ lợi Sông Đáy quản lý, khai thác để phục vụ tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh của 6 quận, huyện chủ yếu: Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức; một phần quận Bắc Từ Liêm, huyện Phú Xuyên và huyện Thường Tín thuộc thành phố Hà Nội. Tổng diện tích lưu vực trên 70.000 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 30.492 ha (Chưa tính phần diện tích các địa phương tự phục vụ là 7.076 ha). Vùng hệ thống phục vụ có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp sông Hồng, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp Công ty TNHH MTV ĐTPT thuỷ lợi Sông Nhuệ, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình.   PHẦN I: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHỐNG HẠN VỤ ĐÔNG XUÂN 2016 - 2017.             Vụ Đông Xuân 2016-2017, tổng diện tích đất canh tác trên toàn hệ thống Công ty ĐTPT thuỷ lợi Sông Đáy phục vụ là 36.455,92 ha, trong đó: Vụ Đông 2016 là 5.944,49  ha, vụ Xuân 2017 là 30.511,43 ha  (Kể cả Nuôi trồng thủy sản và Cây ăn quả, hoa, cây dược liệu … cả năm), riêng lúa là 23.432,72 ha. Công tác phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2016- 2017 đã diễn ra trong điều kiện thời tiết bất thường. Những tháng cuối năm 2016 thời tiết gần như không có mưa nên việc cấp nước tưới cây vụ Đông 2016 gặp khó khăn. Sang đầu năm 2017 có mưa đáng kể vào trung tuấn tháng 1 nên việc cấp nước thời kỳ đầu tưới ải vụ Xuân thuận lợi hơn. Thời kỳ tưới dưỡng cũng có mưa nhưng lượng mưa nhỏ, tổng lượng mưa bình quân vụ Xuân năm 2017 là 239,7mm, bằng 43% lượng mưa bình quân vụ Xuân 2016 (Lượng mưa trung bình các tháng vụ Xuân 2017 toàn Công ty: Tháng 1: 95,9mm; Tháng 2: 1,7mm; Tháng 3: 37,2mm; Tháng 4: 49,8mm; Tháng 5: 55,1mm). Về nguồn nước, từ đầu vụ tưới ải, mực nước các hồ chứa nước như: Đồng Sương, Văn Sơn và Miễu (Chương Mỹ); Tuy Lai, Vĩnh An, Quan Sơn (Mỹ Đức) đều  ở mức xấp xỉ thiết kế, việc cấp nước cho các diện tích phục vụ tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, nguồn nước trên các sông, suối hầu hết ở mức thấp và cạn kiệt giống như  vụ Đông Xuân 2015-2016. Việc cấp nước từ sông Nhuệ, sông Đáy và sông Tích gặp nhiều khó khăn. Đối với sông Hồng, được sự quan tâm phối hợp giữa các Bộ, Ngành, nguồn nước được bổ sung 3 đợt xả nước các hồ thuỷ điện với tổng số 13,5 ngày, giảm 4,5 ngày (dự kiến ban đầu là 18 ngày) [Đợt 1: Từ 0 giờ ngày 10/01 ¸ 12 giờ ngày 14/01 (4,5 ngày); Đợt 2: Từ 0 giờ ngày 23/01 ¸ 24 giờ ngày 26/01 (04 ngày) Đợt 3: Từ 0 giờ ngày 06/02 ¸ 24 giờ ngày 10/02 (05 ngày)] nên việc cấp nước tưới ải vụ Xuân năm 2017 có thuận lợi hơn. Thời kỳ tưới dưỡng cũng có mưa nhưng lượng mưa nhỏ nên mực nước bình quân tại các hồ chứa nước và các triền sông vào vụ Xuân 2017 thấp hơn khá nhiều so với vụ Xuân 2016.           Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố và Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, Công ty ĐTPT thuỷ lợi Sông Đáy đã sớm triển khai chiến dịch làm thuỷ lợi mùa khô từ đầu tháng 10 năm 2016; tiến hành kiểm tra hệ thống công trình, tiếp tục sử dụng các công trình chống hạn phát huy hiệu quả trong những năm trước, điều chỉnh, bổ sung xây dựng và triển khai các giải pháp chống hạn đảm bảo đủ nước tưới cho 23.432,72ha lúa vụ Xuân 2017.           Qua quá trình triển khai thực hiện công tác chống hạn, Công ty nhận thấy những việc đã làm được và còn tồn tại một số vấn đề như sau: *) Những việc đã làm được:           - Trạm bơm dã chiến Bá Giang được lắp đặt đưa vào vận hành từ năm 2010;  tiếp tục phát huy hiệu quả trong việc bơm nước đổ ải, tưới dưỡng cho vụ Đông Xuân 2016-2017 cho trên 5.712,2 ha diện tích đất canh tác thuộc địa bàn các huyện Đan Phượng và Hoài Đức; ngoài ra còn tiếp nước hỗ trợ vùng ven Đáy cho trên 3.700 ha đất canh tác của quận Hà Đông, phía Bắc huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ;           - Trạm bơm tưới Cao Xuân Dương tiếp tục phát huy hiệu quả trong việc bơm nước đổ ải, tưới dưỡng cho 1.230 ha diện tích đất canh tác của huyện Thanh Oai, ngoài ra còn cấp nước hỗ trợ cho khoảng trên 2.000 ha thuộc vùng ven sông Nhuệ, vùng trung tâm, vùng phía Bắc của huyện Thanh Oai, bằng cách lắp đặt các trạm bơm cấp 2 (DC N9, Ước Lễ, . . .). Trạm bơm tưới Cao Bộ đã hoàn thành đưa vào vận hành từ đầu năm 2011, chủ động bơm nước tưới cho 1.101 ha đất canh tác của các xã phía Bắc huyện Thanh Oai. Trạm bơm Nhân Hiền đã hoàn thành đưa vào vận hành từ đầu năm 2011 chủ động bơm nước tưới cho 782 ha đất canh tác của các xã phía Đông Nam huyện Thanh Oai.           - Thực hiện sớm việc tu sửa các công trình chống hạn, lắp đặt các trạm bơm dã chiến, nạo vét các cửa cống lấy nước, bể hút các trạm bơm, kênh cấp 1 và 2; tổ chức bơm nước sớm (từ 15/12/2016) để trữ vào các kênh tiêu, ao, đầm, ruộng trũng . . .           - Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra kịp thời giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện, tập trung tiếp nước vào Sông Đáy để đảm bảo đủ nước cho các trạm bơm vận hành.           - Phối hợp, đôn đốc các HTXNN nạo vét thông thoáng các tuyến kênh nội đồng, củng cố bờ vùng, bờ thửa. *) Những tồn tại, hạn chế: - Một số địa phương chưa quan tâm sâu sát công tác chống hạn, xem nhẹ việc  quản lý nước trên kênh, việc củng cố bờ vùng bờ thửa để giữ nước mặt ruộng nên thất thoát nước tưới xuống kênh tiêu gây lãng phí.           - Một số địa phương vẫn còn tập quán cấy muộn chưa được khắc phục thuộc huyện Đan Phượng và Hoài Đức, lấy nước vào ruộng nhưng không làm đất ngay nên phải lấy nước nhiều lần mới cày cấy được, gây lãng phí và ảnh hưởng đến tiến độ của toàn hệ thống.           - Việc gieo mạ phân tán của rất nhiều đơn vị dùng nước đã gây lãng phí về nước tưới.           - Công tác chỉ đạo, điều hành ở một số nơi còn chưa quyết liệt, chưa có những biện pháp có hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ đưa nước, gieo cấy  . . . - Công tác dồn điền đổi thửa của một số quận, huyện làm thay đổi một số tuyến kênh nội đồng do địa phương quản lý, trong đó có vị trí bất cập chưa điều chỉnh làm giảm hiệu quả tưới, tiêu phục vụ sản xuất.   PHẦN II: PHƯƠNG ÁN PHÒNG, CHỐNG HẠN VỤ ĐÔNG XUÂN 2017-2018 A. PHẦN DIỆN TÍCH CÔNG TY PHỤC VỤ: I. Đặc điểm tình hình về thời tiết và dự báo nguồn nước tưới: 1. Diễn biến thời tiết từ đầu năm 2017 đến nay: 1.1 Tình hình mưa:           Theo số liệu quan trắc tại các vị trí trên toàn Công ty quản lý, tổng lượng mưa bình quân tính đến ngày 23/10/2017 là 1.815 mm, bằng 112,9% so với cùng kỳ năm 2016 và bằng 115,8% so với trung bình nhiều năm. 1.2 Mực nước tại các sông, hồ:           - Mực nước sông Hồng và các sông còn lại trong hệ thống (sông Đáy, sông Nhuệ, sông Bùi, sông Tích) tại thời điểm hiện nay nhìn chung vẫn còn ở mức tương đối cao do ảnh hưởng của đợt ATNĐ gây mưa lũ từ ngày 10/10 đến ngày 11/10/2017. Số liệu quan trắc vào ngày 23/10/2016: sông Hồng tại Liên Mạc: +3,68/+2,91m (năm 2016: +1,13/1,48m); sông Nhuệ tại Đồng Quan: +2,49/2,49m (năm 2016: +0,96/0,95m; Theo quy trình vận hành hệ thống, mực nước thượng lưu cống đầu vụ Xuân giữ từ +3,34¸ +3,56 m); sông Bùi tại Trí Thuỷ: +5,47m (năm 2016: +1,15m; MN yêu cầu ³ 0,90m); sông Đáy tại La Khê: +2,87/+4,38m (năm 2016: +2,08/+2,20m; MN min bể hút thiết kế TB La Khê + 2,08m). - Các hồ chứa nước đã trữ đủ dung tích thiết kế, song dung tích hữu ích hiện tại thấp thua nhiều do lòng hồ bị bồi lắng. Số liệu quan trắc vào ngày 23/10/2017: hồ Đồng Sương: +18,17m (MNC: +11,50; Ñtràn: +18,20; dung tích 10,5 triệu m3); hồ Văn Sơn: +19,51m (MNC: +12,50; Ñtràn: +19,50, dung tích: 7 triệu m3); hồ Miễu: +39,52m (MNC: +33,0; Ñtràn: +39,50, dung tích 2,5 triệu m3); hồ Quan Sơn: +5,80m (MNC:+3,00; Ñtràn: +5,80, dung tích 12 triệu m3); 1.3 Dự báo tình hình khí tượng, thủy văn vụ Đông Xuân 2017 - 2018: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương nhận định:  1.3.1 Hiện tượng ENSO:   Hiện tại, ENSO tiếp tục được xác định đang ở trạng thái trung tính, chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO3.4 thấp hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN). Các quan trắc nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO3.4 và kết quả dự báo về hiện tượng ENSO của các cơ quan dự báo khí hậu trên thế giới cho thấy xu hướng lạnh đi rõ rệt của nhiệt độ mặt nước biển so với các tháng trước đó. Hiện tượng ENSO được dự báo ở pha trung tính trong các tháng cuối năm 2017, nhưng có xu hướng chuyển dần trạng thái sang pha La Nina vào đầu năm 2018 nên khả năng mùa bão sẽ kéo dài và có khả năng xuất hiện 2 ÷ 4 cơn bão hoặc ATNĐ trên Biển Đông. 1.3.2 Khí tượng: Mùa Đông Xuân 2017 - 2018 là mùa Đông Xuân ấm, các đặc trưng như sau: 2.1. Nhiệt độ: - Tháng 11/2017 xấp xỉ TBNN                            (21.0 ÷ 21.90C) - Tháng 12/2017 xấp xỉ cao hơn TBNN     (17.6 ÷ 18.40C) - Tháng 01/2018 xấp xỉ cao hơn TBNN     (16.5 ÷ 17.00C) - Tháng 02/2018 xấp xỉ cao hơn TBNN     (17.5 ÷ 18.20C) - Tháng 03/2018 xấp xỉ cao hơn TBNN     (20.1 ÷ 20.60C) - Tháng 04/2018 xấp xỉ cao hơn TBNN     (23.7 ÷ 24.70C) Đợt rét đậm đầu tiên có khả năng xuất hiện sớm và xảy ra vào khoảng nửa đầu tháng 12/2017. Các đợt rét đậm, rét hại tập trung chủ yếu vào tháng 01 và tháng 02/2018. Số đợt rét đậm, rét hại (từ 2 ngày trở lên) khoảng 3 ÷ 5 đợt. Mưa nhỏ mưa phùn tập trung vào tháng 2 và 3 năm 2018. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối phổ biến từ: 7 - 9 oC. Vùng núi có nơi 6 - 8 oC. 2.2. Lượng mưa: - Tổng lượng mưa mùa Đông Xuân 2017 - 2018 có khả năng ở mức xấp xỉ thấp hơn TBNN (tổng lượng mưa trung bình mùa: 400 - 550mm). - Tháng 11/2017 xấp xỉ thấp hơn TBNN   (49.7 ÷ 94.6mm) - Tháng 12/2017 xấp xỉ thấp hơn TBNN   (21.5 ÷ 47.1mm) - Tháng 01/2018 xấp xỉ thấp hơn TBNN   (19.3 ÷ 26.0mm) - Tháng 02/2018 xấp xỉ TBNN                            (28.8 ÷ 31.8mm) - Tháng 03/2018 xấp xỉ cao hơn TBNN     (38.7 ÷ 50.9mm) - Tháng 04/2018 xấp xỉ TBNN                           ( 81.2 ÷ 98.5mm)           1.3.3 Thủy văn: Mùa Đông xuân năm 2017 - 2018 trên các sông trên khu vực Hà Nội có khả năng thấp hơn so với TBNN; xấp xỉ cùng kỳ Đông Xuân năm 2016 - 2017. Trị số dự báo mực nước thấp nhất mùa Đông xuân 2017 - 2018 như sau: - Hạ lưu sông Hồng: Tại trạm thủy văn Sơn Tây 1,90m đến 2,20m; tại trạm thủy văn Hà Nội 0,25m đến 0,50m. Thời gian xuất hiện vào khoảng tháng 02 hoặc tháng 3/2018. - Trên sông Đáy tại trạm thủy văn Ba Thá: Mực nước thấp nhất có khả năng ở mức từ -0,20m đến 0,05m. Thời gian xuất hiện vào khoảng tháng 12/2017, tháng 02 hoặc tháng 3/2018.           Do tác động của biến đổi khí hậu nên thời tiết thủy văn mùa Đông Xuân 2017 - 2018 sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoan: băng tuyết, nắng nóng cục bộ, dông, tố, lốc, mưa đá hay mưa lớn có thể xuất hiện bất thường. 2. Kế hoạch gieo cấy vụ Đông Xuân 2017-2018: 2.1 Kế hoạch và thời vụ gieo trồng trên địa bàn Công ty đảm nhận:           - Vụ Đông năm 2017: Diện tích gieo trồng 11.200ha (Số liệu Kế hoạch).           - Vụ Xuân năm 2018: Tổng diện tích canh tác: 30.491,7 ha (Kể cả Nuôi trồng thủy sản và Cây ăn quả, hoa, cây dược liệu … cả năm). Trong số đó diện tích gieo cấy lúa: 23.419,88 ha lúa (diện tích tưới lúa: 20.856,87ha); (Chưa tính phần diện tích các địa phương tự phục vụ là 7.076 ha); 2.2 Thời vụ: - Năm nay Lập Xuân vào ngày 04/02/2018 (tức là ngày 19/12/2017 Âm lịch).           - Đối với trà lúa Xuân sớm (Từ ngày 04/02 đến 10/02), toàn Công ty là 3.210ha, đạt 14%. Trong đó: Đan Phượng: 125 ha, đạt 10%; Hoài Đức: 0 ha, đạt 0%; Hà Đông: 0 ha, đạt 0%; Thanh Oai: 655 ha, đạt 10%; Chương Mỹ: 895 ha, đạt 13%; Mỹ Đức: 1.535 ha, đạt 24%.           - Đối với trà lúa Xuân chính vụ (Từ ngày 11/02 đến 28/02) cơ bản cấy xong trong tháng 02/2017; đối với một số xã như: Tân Hội, Tân Lập (huyện Đan Phượng); Kim Chung, Đức Giang (huyện Hoài Đức); Thượng Cát (quận Bắc Từ Liêm) kết thúc cấy muộn hơn (khoảng 05/3/2018). 3. Những thuận lợi và khó khăn: 3.1 Thuận lợi:           - UBND Thành phố cùng các Sở, Ngành của thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư kinh phí để tu sửa các công trình thuỷ lợi bị hư hỏng xuống cấp phục vụ chống hạn, úng năm 2017 bằng nguồn vốn sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ. Tính đến nay đã thi công được 52 công trình với tổng kinh phí là 11,41 tỷ đồng; khối lượng chủ yếu: Đất đào đắp: 14.962 m3; Gạch đá xây: 527m3; Bê tông các loại: 351m3; Thép các loại: 20.807kg; ống bơm: 115 ống; vòng bi: 131cái; trục máy bơm: 05 cái. - Những năm gần đây tình trạng hạn nặng liên tiếp xảy ra trên hệ thống thuỷ nông do Công ty ĐTPT thuỷ lợi Sông Đáy quản lý, các giải pháp chống hạn đã được triển khai có hiệu quả, kinh nghiệm tổ chức chống hạn đã được tích luỹ, cùng với việc các công trình ngày càng được quan tâm đầu tư tu sửa, đặc biệt Trạm bơm Đan Hoài (5 tổ máy bơm loại 8.000m3/h) đã xây dựng xong và đưa vào vận hành bơm tưới sẽ góp phần đáng kể nâng cao năng lực cấp nước cho hệ thống, công tác phòng, chống hạn sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả tốt đối với vụ Đông Xuân 2017-2018.           - Chiến dịch nạo vét thuỷ lợi nội đồng mùa khô hàng năm đã hỗ trợ đắc lực trong việc đảm bảo cấp nước tưới kịp thời cho các vụ sản xuất nông nghiệp trong năm mà trước tiên là vụ Đông Xuân 2017-2018.           - Lãnh đạo của đa số các quận, huyện, các xã trong hệ thống thường xuyên quan tâm chỉ đạo sát sao và có sự phối hợp chặt chẽ với Công ty.           - Trạm bơm dã chiến Bá Giang đã phát huy hiệu quả trong việc cấp nước đổ ải, tưới dưỡng cho 5.758 ha đất canh tác thuộc địa bàn huyện Đan Phượng, Hoài Đức; ngoài ra còn cấp nước hỗ trợ vùng ven Đáy cho trên 3.700 ha đất canh tác của quận Hà Đông, phía Bắc huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ;           - Trạm bơm tưới Cao Xuân Dương, Cao Bộ, Nhân Hiền (huyện Thanh Oai) đã phát huy hiệu quả trong việc cấp nước đổ ải, tưới dưỡng cho toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Oai và một phần của quận Hà Đông. Trạm bơm tưới, tiêu Thạch Nham mới hoàn thành thi công và bàn giao đưa vào sử dụng sẽ góp phần hỗ trợ tích cực cho TBDC Phượng Mỹ và Thạch Nham 1 để phục vụ tưới tốt cho 500 ha đất canh tác của các xã: Mỹ Hưng, Tam Hưng,  Bình Minh, Thanh Mai và Thị trấn Kim Bài đều thuộc huyện Thanh Oai. 3.2 Khó khăn: - Việc điều tiết các hồ thủy điện sẽ khó khăn do thiếu hụt nên mực nước sông Hồng tại Hà Nội đạt ở mức thấp. Để lấy nước phải triển khai nhiều biện pháp: Lắp đặt các trạm bơm dã chiến, đắp các đập tạm, triển khai các máy bơm dầu mới đủ nước trong giai đoạn đổ ải. Khi tưới dưỡng, không còn điều tiết của các hồ thủy điện, mực nước sông Hồng thấp, việc cấp nước tưới gặp rất nhiều khó khăn. - Doi cát trên Sông Hồng hình thành từ nhiều năm nay, đang tiến sát vị trí cửa vào bể hút Trạm bơm Đan Hoài, việc lấy nước để bơm tưới ngày càng khó khăn hơn. - Một số tuyến kênh mương, công trình bị hư hỏng, xuống cấp chưa được đầu tư kinh phí tu sửa đã làm giảm hiệu quả dẫn nước tưới. Tình trạng vi phạm công trình: đổ rác thải xuống lòng kênh, đào phá, lấn chiếm bờ kênh còn xảy ra ở nhiều nơi và công tác giải tỏa các vi phạm còn nhiều hạn chế; trục chính Sông Nhuệ đã được đầu tư cải tạo nhưng chưa đồng bộ nên còn nhiều ách tắc và tổn thất cột nước đáng kể; quá trình đô thị hóa nhanh và công tác dồn ô đổi thửa chưa đồng bộ gây khó khăn khi dẫn nước tưới. - Việc lắp đặt các trạm bơm dã chiến ở khu vực xa dân cư gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý, khai thác và vận hành;           - Một số trạm bơm tưới được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước nên đã già cỗi, xuống cấp, hiệu suất và hiệu quả phục vụ thấp; còn nhiều tuyến kênh tưới cấp 1, 2 vẫn là kênh đất nên việc dẫn nước gặp nhiều khó khăn; - Tập quán gieo cấy của một số địa phương thuộc huyện Đan Phượng, Hoài Đức qua nhiều năm thường muộn và lệch pha với lịch điều tiết nước của các hồ thuỷ điện, chính vì vậy cũng làm khó khăn cho Công ty. 4. Diện tích hạn có thể xảy ra:           Căn cứ vào dự báo về nguồn nước và mực nước các sông, hồ trong khu vực, dự kiến vụ Đông Xuân 2017-2018 trên toàn hệ thống có 2.353,92 ha lúa có khả năng bị thiếu nước (chiếm 11,3%), gồm các quận, huyện sau đây: - Huyện Đan Phượng: 60 ha/1.217,74 ha (chiếm 4,9%), lấy nước sông Hồng (chủ yếu ở các vùng cao cục bộ và xa Kênh chính Đan Hoài);           - Huyện Hoài Đức:         70ha/1.838,96 ha (chiếm 3,8%), lấy nước sông Hồng (chủ yếu ở các vùng cao cục bộ và xa Kênh chính Đan Hoài); - Quận Hà Đông: 226 ha/417,72 ha (chiếm 54,1%). - Huyện Thanh Oai: 500ha/6.551,69 ha (chiếm 7,6%). - Huyện Chương Mỹ: 630 ha/5.602,43 ha (chiếm 11,2%).           - Huyện Mỹ Đức: 867,92 ha/5.101,07 ha (chiếm 17,0%), lấy nước hồ Quan Sơn (các các xã: Phù Lưu Tế, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Hợp Thanh, An Tiến, Tuy Lai). II. Mục tiêu và những giải pháp chủ yếu: 1. Mục tiêu:           - Phát huy năng lực các công trình hiện có, kinh nghiệm chống hạn trong những năm qua, chủ động đối phó với các tình huống, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra;           - Phấn đấu cấp đủ nước cho 11.200,01 ha cây vụ Đông năm 2017 và 30.491,7ha đất canh tác vụ Xuân 2018, trong số đó diện tích cấy lúa: 23.419,88 ha lúa (diện tích tưới lúa: 20.856,87 ha). 2. Giải pháp chung:           - Thực hiện tiết kiệm nguồn nước tưới của các hồ chứa khi tưới cây vụ Đông và làm mạ, tập trung để tưới vụ Xuân 2018. Với các khu tưới của các hồ chứa có khả năng thiếu nước để đổ ải và tưới dưỡng, cần tăng cường vận hành các trạm bơm lấy nước từ sông Bùi, sông Đáy để hỗ trợ; dùng các máy bơm dã chiến và máy bơm dầu bơm trực tiếp nước từ kênh tiêu, ao, hồ, suối, lạch . . .           - Thực hiện có hiệu quả chiến dịch làm thuỷ lợi nội đồng mùa khô 2017, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc nạo vét kênh dẫn, bể hút các trạm bơm tưới, nạo vét các trục tiêu để trữ nước chống hạn, giải phóng ách tắc trên các tuyến kênh mương; tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện, công trình thuỷ công; chuẩn bị các vật tư, thiết bị để lắp đặt các trạm bơm dã chiến, các trạm bơm quay vòi tưới, đắp các đập tạm theo phương án phòng chống hạn của từng Xí nghiệp Đầu tư phát triển thuỷ lợi trực thuộc. Thời gian xong trước 15/12/2017. - Ngay từ đầu tháng 12/2017 tiến hành bơm tiếp nước vào Sông Đáy bằng Trạm bơm Đan Hoài và Trạm bơm dã chiến Bá Giang; bơm trữ nước vào các tuyến kênh tiêu, ao hồ đầm ruộng trũng và các khu vực không trồng cây vụ Đông để phục vụ chống hạn vụ Xuân năm 2018. Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan trong việc tiếp nước sông Đáy, tập trung tiếp nước cho những vùng cao, xa trong dịp Tết Nguyên đán. - Giải pháp công trình: + Đối với diện tích lúa được tưới bằng động lực (17.826,12 ha), Công ty sẽ tổ chức vận hành 113 trạm bơm với 336 máy bơm các loại, tổng lưu lượng là 482.300m3/h, công suất lắp đặt động cơ 14.787 kw (Chi tiết trong bảng tổng hợp kèm theo phương án này). + Đối với diện tích lúa được tưới bằng trọng lực (3.030,75 ha), Công ty sẽ tổ chức vận hành 04 hồ chứa nước với tổng dung tích hữu ích thiết kế là 32 triệu m3, trong đó: Hồ Đồng Sương 10,5 triệu m3; hồ Văn Sơn 7 triệu m3; hồ Miễu 2,5 triệu m3; hồ Quan Sơn 12 triệu m3 . 3. Giải pháp chủ yếu cho từng khu vực: 3.1 Vùng tưới Đan Hoài: Diện tích tưới lúa 3.131,96 ha, nguồn nước từ sông Hồng.     *) Công trình trạm bơm phục vụ tưới gồm có:           Tổng số: 13TB với 70 máy bơm các loại, tổng lưu lượng bơm tưới: 114.100m3/h, công suất lắp đặt 3.568 Kw. Trong đó: - TB cố định: 12TB với 43 máy bơm các loại, tổng lưu lượng bơm tưới: 87.100m3/h, công suất lắp đặt 2.677Kw;           - TB dã chiến: 1TB với 27 máy bơm loại 1.000m3/h; tổng lưu lượng bơm tưới: 27.000m3/h, công suất lắp đặt: 891 Kw; *) Các công việc đã và đang thực hiện:           - Tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện, công trình thuỷ công, đảm bảo đưa vào vận hành phục vụ sản xuất; - Lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa TBDC Bá Giang để đưa vào vận hành bơm nước phục vụ sản xuất, phấn đấu xong trước ngày 15/11/2017. *) Trường hợp lịch xả nước các hồ thuỷ điện duy trì như vụ Xuân năm 2017 trở lên: Triển khai bơm nước sớm bằng TBDC Bá Giang và Trạm bơm Đan Hoài từ ngày đầu tháng 12/2017 và bơm liên tục không nghỉ Tết Nguyên đán phục vụ chống hạn cho vùng tưới Đan Hoài là đảm bảo, đồng thời tiếp nước hỗ trợ vùng ven Đáy của quận Hà Đông, phía Bắc huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ. *) Trường hợp lịch xả nước các hồ thuỷ điện không thực hiện được như vụ Xuân năm 2017 (Mực nước Sông Hồng tại bể hút TBDC Bá Giang  tiếp tục xuống thấp đến mực nước min thiết kế là +0,5m): Khi đó TBDC Bá Giang và Trạm bơm Đan Hoài không thể vận hành được hoặc vận hành được ít máy, lúc này phải chấp nhận chuyển đổi một số diện tích cấy lúa sang cây trồng khác. Dự kiến diện tích chuyển đổi là 130ha nằm ở các vùng cao và xa kênh chính. *) Kiến nghị: - Đề nghị UBND các huyện Đan Phượng và Hoài Đức chỉ đạo các xã triển khai gieo cấy trùng với lịch xả nước các hồ thuỷ điện, đồng thời chuẩn bị các máy bơm dầu dã chiến để sẵn sàng phối hợp với Công ty trong việc bơm nước chống hạn. Số lượng dự kiến: 67 tổ máy bơm loại 15CV (Đan Phượng: 40 tổ; Bắc Từ Liêm: 01 tổ ; Hoài Đức: 26 tổ)           - Đề nghị UBND huyện Đan Phượng và Hoài Đức quan tâm chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với các vùng khó khăn về nước tưới. 3.2 Vùng tưới La Khê: Diện tích tưới lúa 6.999,41ha, nguồn nước từ sông Nhuệ, sông Đáy. *) Công trình trạm bơm phục vụ tưới gồm có:           Tổng số: 42TB với 129 máy bơm các loại, tổng lưu lượng bơm tưới: 218.060m3/h, công suất lắp đặt 6.429Kw. Trong đó:           - TB cố định: 27TB với 92 máy bơm các loại, tổng lưu lượng bơm tưới: 181.520m3/h, công suất lắp đặt 5.221Kw;           - TB dã chiến: 15B với 37 máy bơm các loại; tổng lưu lượng bơm tưới: 36.540m3/h, công suất lắp đặt: 1.208Kw (Trong đó có 10 trạm bơm đã lắp đặt ổn định và 07 trạm bơm khi cần mới lắp đặt);   *) Các công việc đã và đang thực hiện: - Tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện, công trình thuỷ công, đảm bảo đưa vào vận hành phục vụ sản xuất. Đối với việc đắp các đập tạm trên các tuyến kênh La Khê, Khê Tang, và Yên Cốc, phấn đấu xong trước ngày 30/11/2017. - Lắp đặt các TBDC để đưa vào vận hành bơm nước phục vụ sản xuất, phấn đấu xong trước ngày 30/11/2017. *) Trường hợp lịch xả nước các hồ thuỷ điện duy trì như vụ Xuân năm 2017 trở lên: Vận hành sớm các trạm bơm La Khê, Cao Bộ đồng bộ với lịch bơm tiếp nước của TBDC Bá Giang để cấp nước cho khoảng 2.000 ha đất canh tác của các xã phía Bắc huyện Thanh Oai và các phường thuộc quận Hà Đông. Trạm bơm tưới Cao Xuân Dương tiếp tục phát huy hiệu quả trong việc bơm nước đổ ải, tưới dưỡng cho 1.531ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Oai, ngoài ra còn cấp nước cho khoảng trên 2.000 ha thuộc vùng ven sông Nhuệ, vùng trung tâm, khu vực phía Bắc của huyện Thanh Oai, bằng cách lắp đặt các trạm bơm cấp 2 (TBDC N9, Ước Lễ, . . .). Trạm bơm Nhân Hiền chủ động bơm nước tưới cho 782 ha đất canh tác của các xã phía Nam huyện Thanh Oai. *) Trường hợp lịch xả nước các hồ thuỷ điện không thực hiện được như vụ Xuân năm 2017 (Mực nước Sông Hồng tại bể hút TBDC Bá Giang  tiếp tục xuống thấp đến mực nước min thiết kế là +0,5m): Khi đó TBDC Bá Giang và Trạm bơm Đan Hoài không vận hành được hoặc vận hành được ít máy, việc tiếp nước xuống sông Đáy cũng sẽ tạm dừng, khi đó TB tưới Cao Bộ sẽ thiếu nguồn nước. Lúc này phải vận hành một số TBDC để hỗ trợ cho TB tưới Cao Bộ: Trạm bơm DC N9 (03 máy 1.000m3/h +01 máy 540 m3/h, được cấp nước bằng TB DC Phương Trung 2 và TB tưới Cao Xuân Dương) cấp nước cho các HTX NN: Thị trấn Kim Bài, Đỗ Động, Thanh Mai, Bình Minh, Thanh Cao thuộc huyện Thanh Oai; Trạm bơm DC Điều tiết Bình Đà (gồm 1 máy 1.000m3/h, được cấp nước bằng TBDC N9) cấp nước cho vùng cao của các HTX NN: Bình Minh, Thanh Cao thuộc huyện Thanh Oai. Đối với các vùng lấy nước bằng sông Nhuệ, khi mực nước thấp sẽ vận hành các TBDC, ngoài ra nguồn nước còn được bổ sung bằng các TB tưới Cao Xuân Dương và TBDC Phương Trung 1 đổ xuống kênh Yên Cốc để tạo nguồn cho các trạm bơm phục vụ tưới. Trường hợp không hỗ trợ được cho trạm bơm tưới Cao Bộ thì phải chấp nhận chuyển đổi một số diện tích cấy lúa sang cây trồng khác. Dự kiến diện tích chuyển đổi là 726ha, trong đó: quận Hà Đông: 226 ha; huyện Thanh Oai: 500 ha chủ yếu các xã phía Bắc và ven sông Nhuệ như: Cự Khê, Bích Hoà, Cao Viên, Thanh Cao, Bình Minh, Mỹ Hưng . . . *) Kiến nghị: - Đề nghị Công ty ĐTPT thuỷ lợi Sông Nhuệ tiến hành nạo vét thống thoáng sông La Khê đoạn từ Cầu Am đến bể hút TB La Khê. - Đề nghị UBND quận Hà Đông, huyện Thanh Oai chỉ đạo các xã, phường triển khai chiến dịch làm thủy lợi nội đồng mùa khô năm 2017; hoàn chỉnh các công trình thủy lợi nội đồng do dồn điền đổi thửa; tiến hành gieo cấy trùng với lịch xả nước của các hồ thuỷ điện; tranh thủ bơm nước trữ vào các tuyến kênh tiêu, ao hồ đầm, ruộng trũng và các khu vực không trồng vụ Đông; chuẩn bị các máy bơm dầu, bơm điện dã chiến để sẵn sàng phối hợp với Công ty trong việc bơm nước chống hạn; 3.3 Vùng tưới Chương Mỹ: Diện tích tưới lúa 5.624,43ha, nguồn nước lấy từ sông Đáy, sông Tích, sông Bùi và các Hồ chứa nước. *) Công trình trạm bơm phục vụ tưới gồm có:           Tổng số: 27TB với 70 máy bơm các loại, tổng lưu lượng bơm tưới: 77.840m3/h, công suất lắp đặt 2.529Kw. Trong đó:           - TB cố định: 22TB với 63 máy bơm các loại, tổng lưu lượng bơm tưới: 70.840m3/h, công suất lắp đặt 2.298Kw;           - TB dã chiến: 5TB với 07 máy bơm các loại; tổng lưu lượng bơm tưới: 7.000m3/h, công suất lắp đặt: 231Kw; *) Các công việc đã và đang thực hiện:           - Tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện, công trình thuỷ công, đảm bảo đưa vào vận hành phục vụ sản xuất. Đối với việc đắp lại đập tạm Mai Lĩnh, Hoàng Diệu, phấn đấu xong trước ngày 15/11/2017 để đảm bảo giữ nước trên Sông Đáy phục vụ chống hạn.           - Quản lý, điều hành tốt các cống điều tiết quan trọng như: Hạ Dục, Đồng Trữ, Yên Duyệt, An Vọng … để giữ nước trên các tuyến kênh tiêu phục vụ chống hạn. *) Trường hợp lịch xả nước các hồ thuỷ điện duy trì như vụ Xuân năm 2017 trở lên: Vận hành sớm các trạm bơm lấy nước từ sông Đáy (Phụng Châu, Biên Giang, Chi Lăng 1, Chi Lăng 2, Hoàng Diệu) đồng bộ với lịch bơm tiếp nước của TBDC Bá Giang và Trạm bơm Đan Hoài để cấp nước cho 2.670 ha đất canh tác của các xã ven Đáy. Các trạm bơm ven sông Tích, sông Bùi hoạt động kịp thời; trạm bơm Đông Sơn bơm tiếp nước cho vùng ven Đáy bằng cách đổ nước xuống kênh Thập Cửu. Điều tiết nước các hồ chứa hợp lý, hiệu quả thì có thể đảm bảo được việc cấp nước đổ ải, tưới dưỡng cho các diện tích gieo cấy như năm 2017. Khi mực nước sông Đáy xuống quá thấp không đảm bảo mực nước cho TB Chi Lăng 1 và Hoàng Diệu vận hành cần lắp đặt máy bơm dã chiến tại bể hút các TB này để bơm nước từ lòng sông vào. Khi mực nước sông Tích xuống thấp, không đảm bảo mực nước bể hút cho TB Đông Sơn vận hành tối đa số máy, cần triển khai ngay việc đắp đập dâng tại cầu Tân Trượng. *) Trường hợp lịch xả nước các hồ thuỷ điện không thực hiện được như vụ Xuân năm 2017 (Mực nước Sông Hồng tại bể hút TBDC Bá Giang  tiếp tục xuống thấp đến mực nước min thiết kế là +0,5m). Khi đó TBDC Bá Giang và Trạm bơm Đan Hoài không vận hành được hoặc vận hành được ít máy, việc tiếp nước xuống sông Đáy cũng sẽ tạm dừng, như vậy phải chấp nhận chuyển đổi một số diện tích cấy lúa sang cây trồng khác. Dự kiến diện tích chuyển đổi là 500ha, chủ yếu các xã vùng ven sông Đáy như: Phụng Châu, Tiên Phương, Chúc Sơn, Thuỵ Hương, Lam Điền, Hoàng Diệu, Ngọc Hoà, Đại Yên, Hợp Đồng thuộc huyện Chương Mỹ và phường Biên Giang thuộc quận Hà Đông . . . *) Vùng các hồ chứa nước Miễu, Văn Sơn, Đồng Sương: Diện tích tưới lúa 960,42 ha           Đây là vùng đồi gò, địa hình phức tạp nên việc phục vụ tưới gặp khó khăn chỉ đảm bảo cấp đủ nước thời kỳ đổ ải, bước vào thời kỳ tưới dưỡng nguồn nước hồ cạn nên cần phải có kế hoạch mở nước hợp lý.           - Đối với hồ Miễu: Khi mực nước hồ thấp, không lấy nước tự chảy được (Ñđáy cống: +33,0m), cần lắp đặt 01 máy bơm điện loại 1.000m3/h tại vị trí cách cống lấy nước hồ Miễu 200 m về phía đập tràn để bơm nước từ trong lòng hồ vào kênh tưới. Khi mực nước hồ xuống quá thấp, lượng nước không đủ cấp cho toàn bộ diện tích thì chấp nhận chuyển đổi một số diện tích cấy lúa sang cây trồng khác. Dự kiến diện tích chuyển đổi là 110 ha, chủ yếu các khu vực cao xa của các xã như: Nam Phương Tiến (10 ha), Tân Tiến (20 ha), Mỹ Lương (10 ha, Trần Phú (20 ha), Sơn Triều (50 ha).           - Đối với hồ Văn Sơn: Khi mực nước hồ thấp, không lấy nước tự chảy được (cống số 1: Ñđáy cống: +13,0m; cống số 2: Ñđáy cống: +12,5m), cần lắp đặt 02 máy bơm điện loại 1.000m3/h bơm nước từ khu Ao Đào ra cống số 1 tưới cho xã Tân Tiến, đồng thời đào kênh tại khu Đốc Khau dẫn nước ra cống số 2 tưới cho xã Hoàng Văn Thụ. Mặt khác, vận hành Trạm bơm Chùa Giao (lấy nước từ sông Bùi) để cấp nước cho các trạm bơm tưới của HTX Hoàng Văn Thụ như: Yên Trình, Cầu Tây. Khi mực nước hồ xuống quá thấp, lượng nước không đủ cấp cho toàn bộ diện tích thì chấp nhận chuyển đổi một số diện tích cấy lúa sang cây trồng khác. Dự kiến diện tích chuyển đổi là 20ha thuộc vùng cao xa của xã Tân Tiến.           - Đối với hồ Đồng Sương: Khi mực nước hồ thấp, không lấy nước tự chảy được (Ñđáy cống: +11,5m) cần lắp đặt 02 máy bơm điện loại 1.000m3/h tại hạ lưu cống lấy nước để bơm nước trong lòng hồ ra cấp cho các xã trên địa bàn. Mặt khác, vận hành các trạm bơm tưới như: Chợ Sẽ, Ba Ông Bếp, tưới Đầm Mới, Sông Đào (đều lấy nước từ sông Bùi) để cấp nước tưới hỗ trợ. *) Kiến nghị: - Đề nghị UBND huyện Chương Mỹ chỉ đạo các xã lấy nước các hồ chứa tưới cây vụ Đông hợp lý, tiết kiệm; thực hiện tốt chiến dịch làm thủy lợi nội đồng mùa khô năm 2017; gieo mạ tập trung; tăng cường quản lý việc đưa nước đổ ải, tưới dưỡng cho lúa; tranh thủ bơm nước trữ vào các tuyến kênh tiêu, ao hồ đầm ruộng trũng và các khu vực không trồng vụ Đông; chuẩn bị các máy bơm dầu, bơm điện dã chiến để sẵn sàng phối hợp với Công ty trong việc triển khai bơm nước chống hạn; riêng đối với HTX NN Phú Nghĩa thì tránh gieo mạ ở các vùng trũng thấp dễ gây ngập úng cục bộ phải bơm tiêu bằng Trạm bơm tiêu An Sơn. - Đề nghị Công ty thuỷ lợi Sông Tích quan tâm đến việc tiếp nước cho Sông Tích. 3.4 Vùng tưới Mỹ Đức: Diện tích tưới lúa 5.101,07 ha, nguồn nước lấy từ sông Đáy, sông Mỹ Hà và các Hồ chứa nước. *) Công trình trạm bơm tưới gồm có:           Tổng số: 31TB với 67 máy bơm các loại, tổng lưu lượng bơm tưới: 72.300m3/h, công suất lắp đặt 2.261Kw. Trong đó:           - TB cố định: 15TB với 45 máy bơm các loại, tổng lưu lượng bơm tưới: 49.500m3/h, công suất lắp đặt 1.531Kw; - TB dã chiến: 16TB với 22 máy bơm các loại, tổng lưu lượng bơm tưới: 22.800m3/h, công suất lắp đặt 730Kw; *) Các công việc đã và đang thực hiện:           Tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện, công trình thuỷ công, đảm bảo đưa vào vận hành phục vụ sản xuất; *) Đối với diện tích lấy nước từ các hồ chứa: Diện tích tưới lúa mà hồ chứa nước Quan Sơn đảm nhận là 2.070,33 ha. Hồ Quan Sơn tuy đã đạt mực nước thiết kế nhưng chỉ đảm bảo thời kỳ đổ ải, còn thời gian tưới dưỡng lượng nước còn thiếu phải dùng các trạm bơm ven Đáy (Đức Môn, Áng Thượng, Tân Độ, DC Đại Nghĩa) đưa nước vào các tuyến kênh: Kênh 7 xã phía Bắc (N7), kênh Bình Lạng, kênh Phù Lưu Tế … , sau đó dùng các trạm bơm dã chiến và máy bơm dầu để bơm nước vào ruộng. Dự kiến diện tích lúa bị thiếu nước (bị hạn) là 867,92 ha; số máy bơm dầu huy động chống hạn là 49 máy bơm loại 270m3/h, công suất động cơ 15CV. Trường hợp mực nước sông Đáy xuống quá thấp thì chuyển đổi diện tích trên sang cây trồng khác. *) Kiến nghị: - Đề nghị UBND huyện Mỹ Đức chỉ đạo các xã lấy nước hồ Quan Sơn tưới cây vụ Đông hợp lý, tiết kiệm; gieo mạ tập trung; tăng cường quản lý việc đưa nước đổ ải, tưới dưỡng cho lúa; tranh thủ bơm nước trữ vào các tuyến kênh tiêu, ao hồ đầm ruộng trũng và các khu vực không trồng cây vụ Đông; chuẩn bị các máy bơm dầu, điện dã chiến để sẵn sàng phối hợp với Công ty trong việc triển khai bơm nước chống hạn. B. PHẦN DIỆN TÍCH CÁC HTX TỰ PHỤC VỤ Toàn bộ các công trình thủy lợi nội đồng do các quận, huyện đã bàn giao danh mục về các Công ty thủy lợi quản lý theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND thành phố Hà Nội hiện nay vẫn được các HTX tạm thời quản lý, vận hành như cũ nên các HTX có trách nhiệm lập phương án phòng, chống hạn  vụ Đông Xuân 2017 -2018 cho các diện tích này. I. Kế hoạch gieo cấy vụ Đông Xuân 2017-2018:           - Vụ Đông năm 2017: Diện tích gieo trồng 4.690,38ha (Số liệu Kế hoạch).           - Vụ Xuân năm 2018: Tổng diện tích canh tác: 7.076,11 ha (Kể cả Nuôi trồng thủy sản và Cây ăn quả, hoa, cây dược liệu … cả năm). Trong số đó diện tích gieo cấy lúa: 3.502,5 ha lúa (DT tưới: 3.502,5ha); II. Năng lực công trình của từng khu vực: 1. Vùng tưới Đan Hoài: - Diện tích tưới lúa: 176,32 ha, đều tưới bằng động lực. - Công trình trạm bơm phục vụ tưới:           Tổng số: 63TB với 76 máy bơm. Trong đó: Huyện Đan Phượng 24 TB = 26 MB; Huyện Hoài Đức 35TB = 46MB; Quận Hà Đông: 02TB = 02 MB; Quận Bắc Từ Liêm: 02TB = 02MB.     2. Vùng tưới La Khê: - Diện tích tưới lúa: 57,03ha, đều tưới bằng động lực. - Công trình trạm bơm phục vụ tưới: Tổng số: 62TB với 82 máy bơm. Trong đó: Quận Hà Đông: 05TB = 12 MB; Huyện Thanh Oai: 57TB = 70MB. 3. Vùng tưới Chương Mỹ: - Diện tích tưới lúa 2.011,14ha. - Công trình trạm bơm phục vụ tưới cho diện tích 1.748,31 ha (Tưới động lực): + Tổng số: 206TB với 249 máy bơm. Trong đó: Quận Hà Đông: 01TB =02 MB; Huyện Chương Mỹ: 204TB = 247MB): + Ngoài ra một số HTX còn có kế hoạch lắp đặt máy bơm dã chiến bơm dầu chống hạn: Tổng số: 16 máy bơm (Các xã: Hợp đồng: 04 máy; Đại Yên: 02 máy; Lam Điền: 02 máy; Quảng Bị: 02 máy; Thượng Vực: 03 máy; Văn Võ: 02 máy; Đồng Phú: 01 máy). - Vùng các hồ chứa nước tưới cho diện tích lúa 256,43ha (Tưới trọng lực): + Có 19 hồ chứa nước với tổng dung tích là 1,24 triệu m3. + Ngoài ra một số HTX còn có kế hoạch lắp đặt máy bơm dã chiến bơm dầu chống hạn: Tổng số: 12 máy bơm (Các xã: Thị trấn Xuân Mai: 02 máy; Nam Phương Tiến: 03 máy; Tân Tiến: 03 máy; Hữu Văn: 03 máy; Đồng Lạc: 01 máy). 4. Vùng tưới Mỹ Đức: - Diện tích tưới lúa 1.258,01 ha, đều tưới bằng động lực. - Công trình trạm bơm tưới: Tổng số: 54TB với 91 máy bơm.   PHẦN III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN   - Chấp hành mọi chủ trương, lệnh chỉ đạo trong công tác chống hạn của cấp trên;           - Tiến hành ký kết hợp đồng tưới, tiêu, cấp nước vụ Xuân năm 2018 xong trong tháng 12/2017;           - Thực hiện tốt việc tu sửa công trình, máy móc, thiết bị để chủ động phục vụ bơm, dẫn nước đổ ải và tưới dưỡng;           - Chuẩn bị lực lượng, vật tư dự phòng để sẵn sàng triển khai phương án phòng, chống hạn trong điều kiện khó khăn nhất xảy ra;           - Ban chỉ đạo chống hạn của Công ty thường xuyên quan tâm chỉ đạo các Xí nghiệp ĐTPT thuỷ lợi trực thuộc, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các đơn vị dùng nước để việc cấp nước tiết kiệm, hiệu quả;       PHẦN IV: ĐỀ NGHỊ, KIẾN NGHỊ.   1. Đối với Thành phố Hà Nội:           - Đề nghị Chính phủ, các Bộ, Ngành sớm có kế hoạch điều tiết các hồ thuỷ điện phù hợp với thời gian đổ ải và đầu thời kỳ tưới dưỡng;           - Đề nghị UBND Thành phố quan tâm xem xét đầu tư kinh phí để tu sửa, cải tạo, nâng cấp các công trình thuỷ lợi bị hư hỏng xuống cấp phục vụ chống hạn vụ Xuân 2018, trong đó quan tâm đầu tư kinh phí nạo vét lòng sông Đáy và mở cống Cầm Đình, Hiệp Thuận vào các đợt xả nước hồ thủy điện. - Chỉ đạo Ngành điện có kế hoạch cấp điện ổn định cho việc đổ ải, tưới dưỡng lúa Xuân 2018. - Đề nghị UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo các Sở, ngành liên quan triển khai các thủ tục cần thiết để nhanh chóng tiến hành thi công nạo vét khơi thông doi cát trên Sông Hồng hình thành từ nhiều năm nay tại vị trí cửa vào bể hút Trạm bơm Đan Hoài để đảm bảo cấp đủ nước cho trạm bơm vận hành.           - Đề nghị UBND Thành phố cho cải tạo, nâng cấp các trạm bơm tưới đã được xây dựng quá lâu, đến nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng; đồng thời quan tâm đầu tư kiên cố hoá các tuyến kênh tưới cấp 1, 2. 2. Đối với các quận, huyện, xã trên địa bàn:           - Đề nghị các quận, huyện phối hợp chặt chẽ với Công ty trong việc thống nhất lịch gieo cấy, bơm nước phục vụ đổ ải, tưới dưỡng lúa Xuân năm 2018 (kể cả trữ nước vào trong đồng); chỉ đạo sát sao việc gieo mạ tập trung để tránh lãng phí nước, đặc biệt các địa phương ở vùng hồ chứa nước như huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức; chỉ đạo việc chuyển đổi cây trồng hợp lý đối với những diện tích khó khăn về nước tưới; - Đề nghị huyện Đan Phượng, Hoài Đức chỉ đạo các xã trên địa bàn có kế hoạch sản xuất sớm hơn để tránh phải cấp nước vào ruộng nhiều lần, gây lãng phí;           - Đề nghị UBND các huyện, xã xử lý kiên quyết các đối tượng vi phạm công trình thuỷ lợi (CCTL); mặt khác tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nhân dân tự giác bảo vệ CCTL, không đổ rác thải xuống các tuyến kênh mương;           - Đề nghị UBND huyện, xã chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp sớm làm chiến dịch thuỷ lợi nội đồng, tu sửa máy móc, thiết bị đối với các công trình do địa phương quản lý; chủ động huy động máy bơm dầu hỗ trợ khi hạn hán khốc liệt xảy ra; Trên đây là toàn bộ phương án phòng chống hạn vụ Đông Xuân 2017 - 2018 của Công ty TNHH MTV ĐTPT thuỷ lợi Sông Đáy. Kính đề nghị Lãnh đạo UBND Thành phố, các Sở, Ngành tiếp tục quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ để Công ty hoàn thành nhiệm vụ được giao ./.   Nơi nhận:  TỔNG GIÁM ĐỐC - UBND Thành phố Hà Nội (để b/c); - Sở NN&PTNT Hà Nội (để b/c); - Các Sở, Ngành liên quan (để b/c); - Chi Cục Thuỷ lợi Hà Nội (để b/c); - Các XN ĐTPT thuỷ lợi trực thuộc; - Các phòng: KH-KT, Cơ điện, Tài vụ; - Lưu: QLN, TCHC-TH.                                      Doãn Văn Kính  
24/01/2018
TỔNG HỢP Các công trình thủy lợi nhận bàn giao từ UBND các quận, huyện về Công ty ĐTPT thủy lợi Sông Đáy quản lý theo Quyết định số 41/QĐ-UBN
TỔNG HỢP Các công trình thủy lợi nhận bàn giao từ UBND các quận, huyện về Công ty ĐTPT thủy lợi Sông Đáy quản lý theo Quyết định số 41/QĐ-UBN
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG TY TNHH MTV ĐTPT THUỶ LỢI SÔNG ĐÁY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Đông, ngày 16  tháng 10 năm 2017. Số: 337  /BC-CTSĐ     TỔNG HỢP Các công trình thủy lợi nhận bàn giao từ UBND các quận, huyện về Công ty ĐTPT thủy lợi Sông Đáy quản lý theo Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND thành phố Hà Nội           TT Nội dung Theo QĐ số 1978/QĐ-UBND CT có trong QĐ số 1978/QĐ-UBND CT đề nghị không bàn giao Số CT bổ sung Tổng CT bàn giao theo thực tế I Trạm bơm 410 316 94 112 431 1 Huyện Đan Phượng 51 22 29 2 24 2 Huyện Hoài Đức 41 35 6 2 37 3 Quận Hà Đông 15 8 7   8 4 Huyện Thanh Oai 54 36 18 31 67 5 Huyện Chương Mỹ 181 160 21 63 223 6 Huyện Mỹ Đức 68 55 13 14 69 7 Quận Bắc Từ Liêm         3 II Kênh mương 4.542 3.843 699 5.291 9.182 1 Huyện Đan Phượng 977 821 156 272 1.093 2 Huyện Hoài Đức 1.229 1.105 124 254 1.359 3 Quận Hà Đông 138 109 29 187 296 4 Huyện Thanh Oai 212 140 72 960 1.100 5 Huyện Chương Mỹ 483 400 83 2.798 3.198 6 Huyện Mỹ Đức 1.503 1.268 235 820 2.088 7 Quận Bắc Từ Liêm         38 8 Huyện Thường Tín         1 9 Huyện Phú Xuyên         9 III Bai, đập dâng 25 19 6 5 24 1 Huyện Chương Mỹ 17 12 5   12 2 Huyện Mỹ Đức 8 7 1 5 12 IV Hồ chứa nước 13 12 1 13 25 1 Huyện Chương Mỹ 12 11 1 8 19 2 Huyện Mỹ Đức 1 1   5 6 V Cống và CTTK           VI Ao, ngòi, đầm 1 0 1 0 0 1 Huyện Chương Mỹ 1   1       Tổng chiều dài các tuyến kênh là …..km.
24/01/2018
LUẬT THỦY LỢI
LUẬT THỦY LỢI
10/07/2017
Sáng 14/2/2016, Bí thư Thành ủy HN Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã xuống đồng cùng bà con thôn Phong Triệu, xã Nam Triều (Phú Xuyên, Hà Nội) đi cấy, khai mở vụ xuân 2016PHƯƠ
Sáng 14/2/2016, Bí thư Thành ủy HN Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã xuống đồng cùng bà con thôn Phong Triệu, xã Nam Triều (Phú Xuyên, Hà Nội) đi cấy, khai mở vụ xuân 2016PHƯƠ
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG TY TNHH MTV ĐTPT THUỶ LỢI SÔNG ĐÁY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc   Số: 334/PACH - CTSĐ Hà Nội, ngày 13 tháng 10  năm 2015   PHƯƠNG ÁN Phòng, chống hạn vụ Đông Xuân 2015 – 2016       Hệ thống công trình thuỷ lợi do Công ty TNHH MTV ĐTPT thuỷ lợi Sông Đáy quản lý, khai thác để phục vụ tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế của 6 quận, huyện chủ yếu: Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức; một phần quận Bắc Từ Liêm, huyện Phú Xuyên và huyện Thường Tín thuộc Thành phố Hà Nội. Tổng diện tích lưu vực trên 60.000 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 30.537 ha. Vùng hệ thống phục vụ có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp sông Hồng, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp Công ty TNHH MTV ĐTPT thuỷ lợi Sông Nhuệ, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình.
15/10/2015
Chỉ đạo công tác phòng, chống lụt, bão năm 2015
Chỉ đạo công tác phòng, chống lụt, bão năm 2015
Để chủ động triển khai, đối phó có hiệu quả với diễn biến phức tạp của thời tiết, hạn chế thấp nhất những thiệt hại gây ra trong mùa mưa bão năm 2015.
13/03/2015
LỊCH XẢ NƯỚC 
LỊCH XẢ NƯỚC 
27/10/2014
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI TP HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI TP HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
13/10/2014
BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI TP HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI TP HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
13/10/2014
QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUẢN LÝ, DUY TRÌ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI TIÊUTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUẢN LÝ, DUY TRÌ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI TIÊUTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
03/09/2014
Hệ thống kênh Công ty ĐTPT thủy lợi Sông Đáy quản lý
Hệ thống kênh Công ty ĐTPT thủy lợi Sông Đáy quản lý
I. Tổng số 524 tuyến kênh với 900,943 km kênh các loại. Trong đó: Chiều dài đã được KCH là 186,466 km (đạt gần 21%); chưa KCH là 714,477 km TT Đơn vị quản lý Tổng số kênh   Kênh tưới Kênh Tiêu Kênh tưới tiêu kết hợp Số tuyến   Chiều dài (km) Số tuyến Chiều dài (km) Số tuyến Chiều dài (km) Số tuyến Chiều dài (km) 1 Toàn công ty 524 900,943 238 350,281 220 412,834 67 137,828   Kênh chính 4 47,374 4 47,374 0 0 0 0   Kênh cấp 1 399 644,347 187 249,345 166 300,794 46 94,208   Kênh cấp 2 121 209,222 47 53,562 53 112,04 21 43,62 1.2 Kênh đất 421 714,477 148 174,352 216 407,501 57 132,624   Kênh chính 2 19,821 2 19,821 0 0 0 0   Kênh cấp 1 322 516,089 120 127,428 163 298,336 39 90,325   Kênh cấp 2 97 178,567 26 27,103 53 109,165 18 42,299 1.3 Kênh kiên cố hoá 166 186,466 145 175,929 12 5,554 9 4,983   Kênh chính 3 27,553 3 27,553 0 0 0 0   Kênh cấp 1 128 128,258 116 121,917 5 2,458 7 3,883   Kênh cấp 2 35 30,655 26 26,459 7 3,096 2 1100  
19/08/2014
QUY ĐỊNH GIỜ CAO ĐIỂM, THẤP ĐIỂM, BÌNH THƯỜNG
QUY ĐỊNH GIỜ CAO ĐIỂM, THẤP ĐIỂM, BÌNH THƯỜNG
Căn cứ Thông tư số 17/2012/TT- BCT ngày 29/6/2012 của Bộ Công Thương. Quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện như sau:
19/08/2014
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Căn cứ Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
18/08/2014
BÁO CÁO Về việc thống kê tình hình xả chất thải vào hệ thống công trình thủy lợi
BÁO CÁO Về việc thống kê tình hình xả chất thải vào hệ thống công trình thủy lợi
1. Thống kê các điểm xả các chất thải độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép vào công trình thủy lợi do đơn vị được giao quản lý (tính đến thời điểm hiện tại):
18/08/2014
MỰC NƯỚC BÁO ĐỘNG LŨ TRÊN CÁC SÔNG
MỰC NƯỚC BÁO ĐỘNG LŨ TRÊN CÁC SÔNG
(Có ảnh hưởng đến hệ thống thủy nông Sông Đáy)
15/08/2014
Kiểm tra công tác duy trì vận hành tưới, tiêu tháng 7/2014 trên địa bàn Xí nghiệp ĐTPT thủy lợi Đan Hoài.
Kiểm tra công tác duy trì vận hành tưới, tiêu tháng 7/2014 trên địa bàn Xí nghiệp ĐTPT thủy lợi Đan Hoài.
15/08/2014